Những người làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng ở phố cổ Hà Nội
Phải trải qua nhiều công đoạn như xé giấy, dán chồng lên nhau, vẽ thủ công nên mỗi ngày, vợ chồng ông Hòa - bà Lan chỉ làm được vài chiếc mặt nạ. Thu nhập chỉ khoảng 200.000 đồng.
Phúc Sơn
Gia đình của bà Đặng Hương Lan (63 tuổi) và ông Nguyễn Văn Hòa (67 tuổi) là những người cuối cùng làm mặt nạ giấy bồi tại phố Hàng Than, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bà Lan cho biết mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích của trẻ em Hà thành. Từ khi mặt nạ giấy của Trung Quốc tràn vào thị trường, sản phẩm truyền thống không còn được ưa chuộng nữa. Hàng hóa ế ẩm làm mọi người cũng nản, dần bỏ nghề. Chỉ có nhà bà là vẫn cố gắng vượt qua.
Làm mặt nạ giấy bồi là nghề gia truyền của gia đình bà Lan. Vì thế, từ thủa nhỏ bà đã theo bố học cách tô màu, bồi keo, dán giấy, làm những chiếc mặt nạ đầy màu sắc. Sau này, bà thấy đây là duyên nghiệp của mình nên quyết tâm giữ gìn và theo nghề đến cùng.
Theo lời ông Hòa thì làm một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi là một quá trình nghệ thuật, trải qua nhiều công đoạn công phu. Điều này đòi hỏi người người làm nghề phải thật tỉ mỉ và chỉn chu trong từng chi tiết mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp.
Trước tiên ông phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn. Lớp sau được dán chồng lên lớp trước bằng một loại hồ nấu từ bột sắn. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ cho ra một sản phẩm.
Mặt nạ giấy bồi được phủ bằng lớp sơn tổng hợp. Cách pha màu cũng đòi hỏi sự chính xác cao mới tạo được màu tươi và đẹp. Mỗi lần chỉ được tô một màu. Nếu mặt nạ nhiều màu phải tô thành nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được bền.
Sau khi hoàn thiện công đoạn thô, mặt nạ phải được phơi nắng tự nhiên; không được dùng máy sấy nhằm tránh làm biến dạng, cong vênh.
Chia sẻ về kỉ niệm xúc động nhất trong suốt quãng thời gian làm nghề, bà Lan nói: “Tôi nhớ mãi một bạn sinh viên đến nhà mua một chiếc mặt nạ. Nhưng bạn ấy đưa cho tôi 500.000 đồng. Khi tôi trả lại tiền thừa thì bạn ấy nói: Cháu xin lấy một chiếc mặt nạ làm kỉ niệm. Phần còn lại cháu biếu cô, mong cô luôn mạnh khoẻ để giữ gìn văn hoá truyền thống.” Số tiền dù không lớn nhưng lúc đó tôi cực kì xúc động và luôn thấy hạnh phúc khi làm nghề”.
Trước nỗi lo sẽ bị thất truyền, bà Lan bộc bạch: “Ngày trước cũng có một nhóm người đến đây xin học nghề. Nhưng họ chỉ quan tâm đến số lượng hơn chất lượng. Vì vậy hai vợ chồng tôi không đồng ý dạy”. Bà nói thêm: “Nghề này kén người lắm. Nếu không kiên trì, nắm bắt được cái cốt, cái hồn trong từng sản phẩm thì sớm muộn cũng sẽ nản và bỏ thôi. Tôi sẽ chỉ nhận dạy cho những người thật sự tâm huyết với nghề, thật sự yêu nghề. Chỉ có như thế, nghề làm mặt nạ giấy bồi mới có thể gìn giữ được lâu dài".
Hiện nay dù đã qua thời hưng thịnh nhưng nhiều người trẻ vẫn tìm đến nhà ông bà để mua mặt nạ mỗi dịp lễ tết. “Nhiều trường học, khu vui chơi cũng đặt hàng chúng tôi để giáo dục cho thế hệ trẻ về những nét truyền thống của người Việt mình”, ông Hoà nói. Chị Nguyễn Hà (sinh năm 1994), khách đến mua mặt nạ cho biết: “Khi nhìn vào những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống, mình cảm giác nó toát lên hồn dân tộc. Hơn nữa một sản phẩm như thế này đòi hỏi rất nhiều công sức và trí tuệ từ các nghệ nhân nên mình cảm thấy rất trân trọng”.
Mỗi mùa Trung thu, vợ chồng ông Hòa sản xuất được hơn 2.000 chiếc mặt nạ các loại. Giá mặt nạ dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/chiếc, tùy vào từng loại, kích cỡ, màu sắc. Mỗi ngày vợ chồng bà chỉ làm được vài chiếc. Cũng chính vì vậy nguồn thu nhập từ làm mặt nạ không cao.
Tình yêu với nghề là động lực to lớn để vợ chồng bà quyết tâm gìn giữ dù đã ở tuổi nghỉ ngơi. Tuy nhiên bà Lan cho biết: “Hiện nay, nhiều chiếc mặt nạ làm nhái với chất lượng kém, giá rẻ tràn ngập chợ buôn. Buồn hơn là sản phẩm nhái nhưng lại bán ra với thương hiệu mặt nạ ông Hòa, bà Lan ở phố Hàng Than”.
Nghệ nhân Phạm Bá Ngọc là cái tên nổi tiếng trong giới nghệ sĩ sáng tác. Anh nổi tiếng cả bởi tay nghề tài hoa đầy sáng tạo, cả bởi thiên phú kinh doanh trên kho tàng di sản văn hóa dân tộc.
Mới đây tại TP Nha Trang, Khánh Hòa, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Khai mạc Liên hoan trình diễn các Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và Triển lãm “Di sản văn hóa, du
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 04/KH-UBND về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ ba - năm 2021.
Mặc cho các loại khuôn bánh Trung thu làm từ nhựa chiếm lĩnh thị trường, nghệ nhân Trần Văn Bản hơn 40 năm vẫn đau đáu giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, dù cả làng đã bỏ.
Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân trong dịp cao điểm hè, đặc biệt đến các điểm du lịch trong và ngoài nước, Vietnam Airlines triển khai mở bán gần 9 triệu vé máy bay...
Bên cạnh những chương trình truyền thống như xúc tiến đầu tư du lịch... việc quảng bá du lịch Phú Quốc cần chuyển từ “đi nói về mình” sang “để người khác nói về mình”...
Prada Group đã công bố thương vụ thâu tóm Versace vào giữa tháng 4, một bước đi được cho là sẽ định hình lại tương lai của làng thời trang Italy. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là liệu Prada có thể "hồi sinh" Versace giống như cách từng làm nên kỳ tích với Miu Miu?…
Xu hướng đồ uống cờ đỏ sao vàng tại các quán cà phê không chỉ thể hiện sự tôn trọng và tự hào về lịch sử, mà còn là một chiến lược tiếp thị tinh tế, mang lại doanh thu "khủng"...
Không chỉ nổi tiếng với những bãi biển cát trắng, những khu rừng rậm tựa thiên đường, Hawaii còn được biết đến là nơi có nhiều thác nước hùng vĩ và độc đáo…
Nhan sắc hoàn hảo, thần thái rạng ngời của các chàng trai, cô gái tham gia lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước đã khiến cộng đồng mạng phải trầm trồ, xuýt xoa...
Nhà văn Nguyễn Đình San vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết lịch sử “Sụp đổ”, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, đang được bạn đọc đón nhận....
Những hình ảnh rực rỡ của các nghệ sĩ trong trang phục truyền thống đã lan tỏa thông điệp yêu nước, khơi dậy lòng tự hào về quá trình đấu tranh gian khổ và chiến thắng oanh liệt của dân tộc...
Từ phố lớn đến những ngõ nhỏ, từ các tòa cao ốc cho đến từng lớp học, nơi nơi đều ngập tràn sắc cờ Tổ quốc, khơi dậy trong mỗi trái tim người dân niềm tự hào mãnh liệt...
Mỗi món phụ kiện không chỉ là vật phẩm để "check-in" hay làm quà tặng mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc trong dịp lễ lớn...
Cơn mưa tối 25/4 không thể làm chùn bước ý chí của hơn 13.000 chiến sĩ cùng hàng chục nghìn người dân, khi tất cả đồng lòng tham gia và cổ vũ buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành chào mừng đại lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4...
Dưới ánh nắng vàng của tháng Tư, những em bé cầm lá cờ nhỏ trong tay như một thông điệp ý nghĩa, tình yêu đất nước không cần chờ đến khi trưởng thành, mà có thể bắt đầu ngay từ những bước chân đầu đời...