Những phản hồi khiến không ai dám mua nhà của ông Thản

“Không chấp nhận được”, “cách làm đối phó”, “hối hận”.. là một vài trong vô số phản hồi bức xúc của cơ quan quản lý và người dân về các dự án của ông Thản. Bộ công an yêu cầu dừng huy động vốn
Những phản hồi khiến không ai dám mua nhà của ông Thản

“Không chấp nhận được”, “cách làm đối phó”, “hối hận”.. là một vài trong vô số phản hồi bức xúc của cơ quan quản lý và người dân về các dự án của ông Thản.

"Chung cư ông Thản" là cách gọi quen thuộc của người dân tại các chung cư cao tầng do Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Điện Biên (ông Lê Thanh Thản làm giám đốc) làm chủ đầu tư."Làm mưa, làm gió" trên thị trường bất động sản ngay từ khi xuất hiện với những căn nhà diện tích nhỏ, giá gần như "rẻ nhất thị trường", những dự án của ông Lê Thanh Thản nhanh chóng gây sốt và thu hút người dân có nhu cầu mua nhà giá rẻ.Tại Hà Nội, doanh nghiệp do ông Thản đứng đầu đã xây dựng loạt dự án chung cư như chung cư Đại Thanh, chung cư Xa La, VP5, VP6, HH4 (Khu đô thị Linh Đàm) và dự án căn hộ thuộc Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ.Tuy nhiên, khi đưa vào khai thác, sử dụng... hàng loạt những chung cư của doanh nghiệp này lộ rõ những bất cập khiến cuộc sống của những cư dân nơi đây trở nên ngột ngạt, thậm chí được ví như sống "trong lò bát quái".Nguyên nhân bởi mật độ xây dựng quá dày đặc, cư dân đông đúc dẫn đến quá tải về các dịch vụ chung như thang máy, nhà để xe, điện, nước, không gian công cộng...Đánh giá về tổ hợp 12 tòa nhà thuộc khu đô thị Linh Đàm, ông Phạm Sỹ Liêm - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng từng bức xúc: Không thể có mật độ dày đặc như vậy được, ai cho phép xây dựng như vậy, đúng là “băm nát” quy hoạch.
Những phản hồi khiến không ai dám mua nhà của ông Thản ảnh 1
Vụ cháy chung cư HH4A Linh Đàm ngày 16/9/2015. Ảnh: VOV.
Không thể hình dung được, tại sao có 5ha mà lại được phép xây 12 tòa nhà  cao tầng. Không thể căn cứ vào việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân mà buông lỏng quản lý, phá vỡ quy hoạch đô thị. Bởi có rất nhiều vấn đề đặt ra đối với số lượng cư dân hàng vạn người trên một diện tích chật hẹp. Đó không đơn thuần là những hệ lụy về mặt kiến trúc mà còn là hạ tầng xây dựng, hạ tầng giao thông, xã hội…Ông Trần Toàn Thương, Phó chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt cũng cho biết: Tính riêng dân số 12 tòa HH của ông Lê Thanh Thản bằng cả phường Hoàng Liệt. Mật độ dân số quá cao, không hiểu quy hoạch như thế nào chứ mai này người dân vào ở thì lấy đâu chỗ để xe, không gian sinh hoạt cộng đồng. Kiểu gì sắp tới chúng tôi cũng vất vả với khu nhà ở này.Và hệ lụy đã xảy ra đúng như dự đoán. Nhiều vụ hỏa hoạn và sự cố điện nước đã xảy ra tại các chung cư của Doanh nghiệp tư nhân số 1 Điện Biên.Mới đây nhất, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội công bố danh sách 38 dự án chung cư cao tầng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn, trong đó có đến 15 dự án do chi nhánh hoặc trực tiếp Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư.Điều đáng nói, hầu hết các dự án đình đám của ông Thản ở Hà Nội gồm Khu đô thị Bán đảo Linh Đàm, Khu chung cư Kim Văn - Kim Lũ; Khu đô thị Xa La, Khu đô thị Đại Thanh đều có tên trong danh sách "đen" này.Tuy nhiên, dường như thông tin trên không khiến các cư dân sống tại chung cư của ông Thản bất ngờ, bởi thời gian qua, họ đã quá quen với cảnh "sống trong sợ hãi" với hàng loạt vụ cháy, nổ xảy ra.
Những phản hồi khiến không ai dám mua nhà của ông Thản ảnh 2
Người dân sống tại chung cư CT4A - Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội nơm nớp lo cháy. ảnh: Hoành Lực.
Nhưng thông tin trên có thể khiến những người dân có ý định mua nhà, tìm chốn an cư lạc nghiệp khi nghe đến các chung cư của ông Lê Thanh Thản sẽ phải e dè, cân nhắc.Ngay tại kỳ họp Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội diễn ra ngày 2/8 mới đây, Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung phải thốt lên: “Như Tập đoàn Mường Thanh, 15/38 công trình sai phạm phòng cháy chữa cháy. Như thế chúng tôi không thể chấp nhận được.Một doanh nghiệp mà có tới 15 công trình sai phạm thì thời gian tới sẽ khắc phục như thế nào, cho nên phòng cháy chữa cháy phải tiếp tục thanh tra, kiểm tra”.Trong khi đó chia sẻ với báo giới, Đại tá Tô Xuân Thiều – Phó giám đốc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội thừa nhận: “Tập đoàn Mường Thanh chấp hành pháp luật về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy chưa nghiêm. Họ chỉ chú ý đến việc phát triển hệ thống nhà cao tầng chứ chưa chú trọng đến việc xây dựng các hệ thống phòng cháy chữa cháy".Có ai muốn mua chung cư của ông Thản?Là người sân sống trực tiếp tại tòa nhà CT4A từ xảy ra cháy hồi tháng 10/2015, ông Lê Đình Sơn - Trưởng tòa nhà CT4A (Khu đô thị Xa La - Hà Đông) chia sẻ: “Sau vụ cháy chủ đầu tư có sắm thêm bình chữa cháy mini nhưng chỉ mang tính đối phó, mua để đó. Nếu bây giờ xảy ra cháy, bình cứu hỏa ở đấy có ai biết sử dụng, ai biết thoát hiểm đâu. Từ ngày về đây ở tôi chưa thấy tập huấn, học hành gì về công tác phòng cháy chữa cháy”.
Những phản hồi khiến không ai dám mua nhà của ông Thản ảnh 3
Vụ hỏa hoạn ở chung cư CT4 Khu đô thị Xa La ngày 11/10/2015 khiến hơn 200 người mắc kẹt, hơn 200 xe máy và 1 ô tô bị cháy. Ảnh: Internet.
Sống trong cảnh lo lắng, chia sẻ với Báo Gia đình xã hội chị Hằng, cư dân tòa nhà HH4A - Linh Đàm lo lắng: “Suốt gần 1 tháng qua gia đình tôi luôn sống trong bất an lo lắng, ngoài chuyện thang máy số lượng phập phù ngày dùng 5 chiếc nhưng có ngày chỉ 2 - 3 cái thang hoạt động, chờ đợi lâu.Bên cạnh đó, luôn nơm nớp sợ cháy, tôi đã mua bình xịt cứu hỏa, mặt nạ chống khói cho cả nhà nhưng cũng chẳng đủ để trong lòng tôi an tâm không nghĩ tới cháy”.Còn chị Hương, sống trong tòa nhà CT8, Kim Văn - Kim Lũ (Hoàng Mai) tâm sự: “Từ lúc xảy ra hàng loạt vụ cháy trong các chung cư có cùng chủ đầu tư, tôi bị ám ảnh bởi tiếng còi hú của xe cứu hỏa, xe cảnh sát, cứu thương… chỉ lo cháy, nghĩ thương tụi nhỏ chúng sẽ sợ hãi lắm nếu chẳng may chung cư bị cháy.Tòa nhà lại cạnh đường vành đai 3, nên tiếng còi hú liên tục diễn ra. Có đêm tôi không ngủ được bởi một lúc lại nghe thấy tiếng còi hú vọng lại”.Theo Đại tá Tô Xuân Thiều – Phó giám đốc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, căn hộ tại dự án chung cư của ông Thản thường tăng so với thiết kế ban đầu. Do đó hệ thống điện, nước không đáp ứng được nên dẫn đến tình trạng chập, cháy quá tải.Bên cạnh đó, mật độ cư dân quá đông cũng tạo nên một sức ép rất lớn cho công tác phòng cháy chữa cháy.Cùng với hệ thống phòng cháy chữa cháy không đảm bảo, cư dân sống tại chung cư của ông Thản còn đối mặt mới hàng loạt rủi ro. Theo bà Lê Thị Phương Nga - Trưởng tòa nhà CT10B (Khu chung cư Đại Thanh) hầu hết cư dân tại tòa nhà chưa được cấp sổ hồng, dẫn đến việc mua bán, san nhượng hay kinh doanh đều khó khăn.Sau sự cố cháy nổ xảy ra tại chung cư ông Thản, nhiều người dân có tâm lý muốn bán chuyển nhượng nhưng gặp khó do không có sổ hồng. Hoặc nếu bán cũng sẽ không đủ tiền mua nơi khác nên đành chấp nhận.
Mai Anh/GDVN

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…