"Ông trùm" Masan Group Nguyễn Đăng Quang: Tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam

Hãng tin Bloomberg vừa xếp “ông trùm” hàng tiêu dùng Việt Nam Nguyễn Đăng Quang vào danh sách tỷ phú USD thứ 3 tại Việt Nam với khối tài sản 1,2 tỷ USD...
"Ông trùm" Masan Group Nguyễn Đăng Quang: Tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam

Việc đưa các sản phẩm nước mắm và những gia vị cần thiết khác vào gian bếp của khoảng 95% hộ gia đình tại Việt Nam đã giúp Chủ tịch Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang, trở thành vị tỷ phú USD mới nhất của Việt Nam, sau Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng và Tổng Giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo.

Dẫn chứng các số liệu về tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang, Bloomberg cho rằng, giá cổ phiếu Masan Group đã tăng hơn gấp đôi trong 6 tháng qua, so với đà tăng 37% của chỉ số VN-Index. Điều này giúp nâng giá trị tài sản của ông Quang, Chủ tịch và người sáng lập Công ty, lên 1,2 tỷ USD - theo số liệu của Bloomberg Billionaires Index.

"Masan phục vụ người tiêu dùng với những món 'cần phải có' như nước mắm, mì ăn liền, tương ớt, xúc xích... với ước tính khoảng 95% hộ gia đình trong nước sử dụng ít nhất một sản phẩm tiêu dùng Masan. Làm nên thành công này nhờ Masan hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và hành vi của người mua sắm ở nước bản địa, là một yếu tố thành công quan trọng", ông David Anjoubault, Tổng Giám đốc của Kantar Worldpanel Việt Nam, cho biết.

Bloomberg cũng dẫn số liệu cho rằng, ông Quang và vợ đang sở hữu 49% cổ phần tại Masan Group.

Ngoài nổi tiếng với nước mắm thương hiệu Chin-Su và Nam Ngư, các sản phẩm thịt và thức ăn đóng gói, Masan Group cũng sở hữu hơn 1/3 số cổ phiếu của Techcombank thông qua cổ phần và trái phiếu chuyển đổi. Việc niêm yết sắp tới của ngân hàng này cũng góp phần làm tăng giá trị cổ phần của Masan Group.

Được biết, ông Nguyễn Đăng Quang bắt đầu kinh doanh vào những năm 1990 sau nhiều năm nghiên cứu tại Nga, nơi ông có bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Theo trang web của Masan Group, ông cũng nhận được học vị tiến sĩ về khoa học kỹ thuật của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Belarus.

Tỷ phú này nhìn thấy một cơ hội khi Nga trải qua giai đoạn chuyển đổi kinh tế vào thời điểm đó, và bắt đầu bán mì ăn liền cho người Việt Nam sống trong nước. Sau thành công ở Nga, ông về Việt Nam năm 2001 và chuyển hướng kinh doanh tại thị trường quê nhà.

Như vậy, sau tỷ phú bất động sản và bán lẻ Phạm Nhật Vượng, tỷ phú hàng không và ngân hàng Nguyễn Thị Phương Thảo, Việt Nam đã có tỷ phú USD thứ ba là ông Nguyễn Đăng Quang - tỷ phú trong ngành thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Điều đặc biệt là tài sản của cả ông Quang và bà Thảo trong lần đầu vào danh sách tỷ phú thế giới đều được ước định ở mức 1,2 tỷ USD.

Cổ phiếu của Masan đã tăng sau khi hồi phục từ đà giảm vào năm ngoái khi giá lợn lao dốc do Trung Quốc ngừng nhập khẩu từ Việt Nam vào năm 2016. Sự sụt giảm nhu cầu lợn kéo theo doanh thu Masan giảm 9% xuống còn 27.500 tỷ đồng lần đầu tiên trong 9 tháng đầu năm 2017.

"Giá lợn đã hồi phục khi Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu lợn từ Việt Nam làm tăng thêm kỳ vọng cho Masan Group trong năm nay", ông Vũ Xuân Thơ - chuyên gia phân tích nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…