Phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025: Phân khúc nào phù hợp?

Để đưa ra góc nhìn toàn cảnh về thực trạng phát triển nhà ở nói chung và TP.HCM nói riêng, ngày 18/12 tới, Hội môi giới BĐS Việt Nam tổ chức thực hiện Hội thảo: “Phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, Phân khúc nào phù hợp?".
Phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025: Phân khúc nào phù hợp?

Kể từ năm 2015 đến nay, thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, không khó để nhận ra một thực tế là thị trường bất động sản nhà ở tại các đô thị xuất hiện tình trạng lệch pha cung - cầu.

Trong khi nhu cầu nhà ở cho người dân và đầu tư kinh doanh bất động sản tại các đô thị lớn trên cả nước vẫn ngày một tăng cao thì số lượng dự án mới được phê duyệt đầu tư rất hạn chế. Chỉ các dự án đã được khởi công ở giai đoạn trước từ từ nhỏ giọt cung cấp sản phẩm cho thị trường. Cơ cấu nguồn cung phân khúc nhà ở cũng có sự thay đổi, không tương thích với nhu cầu.

Tại TP.HCM, phân khúc nhà ở giá rẻ (dưới 25tr/m²) đã biến mất, còn tại Hà Nội tỉ trọng của phân khúc này cũng không đáng kể. Vì vậy, những người có thu nhập thấp như cán bộ, công nhân viên, người lao động đang mất dần khả năng sở hữu nhà.

Mặt khác, nguồn cung khan hiếm trong bối cảnh lực cầu tăng cao khiến giá căn hộ có nhiều biến động. Đặc biệt, tại TP.HCM, thời gian qua giá nhà ở tăng cao bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Điều này là bất thường, tạo nên cơn sốt cho thị trường khu vực và nguy cơ cao xảy ra bong bóng bất động sản. Rõ ràng, một thị trường như vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững, gây nên những bất ổn về kinh tế, tài chính,…

Do vậy, để đưa ra góc nhìn toàn cảnh về thực trạng phát triển nhà ở, làm rõ nguyên nhân dẫn đến những vấn đề nêu trên của thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, tại hội thảo các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về kinh tế, tài chính, bất động sản tìm kiếm những giải pháp phù hợp, thiết thực nhằm phát triển thị trường bất động sản ổn định và bền vững.

Xem thêm

Giải mã nguyên nhân thiếu nhà ở xã hội

Giải mã nguyên nhân thiếu nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, có nhiều nguyên nhân khiến việc phát triển nhà ở xã hội còn chận như khó khăn về vốn, đặc biệt là khó bố trí quỹ đất cho các doanh nghiệp xây dựng.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…