Quảng Ninh: Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái được nâng vận tốc lên 120km/h, tăng thêm 1.840 tỷ đồng vốn đầu tư

Sau khi được điều chỉnh, cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có chiều dài dự án giảm từ 80,23km xuống còn 63,26km, nâng vận tốc thiết kế từ 100km/h lên 120km/h.
Quảng Ninh: Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái được nâng vận tốc lên 120km/h, tăng thêm 1.840 tỷ đồng vốn đầu tư

Tại cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh chiều ngày 27/4, đã cho ý kiến về phương án điều chỉnh dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

Theo đó, sau khi nghe các ý kiến tham gia, ông Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh đã nhất trí chủ trương điều chỉnh dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Cụ thể: Điều chỉnh điểm đầu dự án từ Km71+00 về Km87+080; giữ nguyên điểm cuối dự án tại Km150+339 (chiều dài dự án giảm từ 80,23km xuống còn 63,26km); nâng vận tốc thiết kế từ 100km/h lên 120km/h.

Tiếp đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đồng ý chủ trương sử dụng vốn ngân sách tỉnh để đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc từ Km71+00 đến Km87+080 (dài 16,08km) thành dự án đầu tư công độc lập. Trên cơ sở đó, Quảng Ninh yêu cầu trách nhiệm của nhà đầu tư phải cao hơn, cam kết triển khai dự án đúng thời gian, tiến độ, đảm bảo thi công toàn tuyến.

Trước đó, theo điều xuất của nhà đầu tư: Điều chỉnh một số hạng mục của thiết kế phù hợp với điều kiện địa chất, địa hình và thực tế tại hiện trường; điều chỉnh quy mô đầu tư nâng vận tốc thiết kế từ 100km/h lên 120km/h; điều chỉnh một số nội dung trong phương án tài chính cho phù hợp với thực tế huy động vốn đầu tư và các quy định hiện hành.

Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh khoảng 13.036 tỷ đồng, tăng khoảng 1.840 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được phê duyệt đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT, tổng vốn đầu tư ban đầu trên 11.195 tỷ đồng. Tuyến đường có tổng chiều dài 80,23km quy mô đường cao tốc 4 làn xe, vận tốc tối đa 100km/h.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sử dụng hệ thống điều khiển giao thông thông minh (ITS), áp dụng các kỹ thuật công nghệ tân tiến bao gồm hệ thống thiết bị cảm biến, điều khiển, điện tử, tin học và viễn thông trong lĩnh vực giao thông sẽ hỗ trợ hiệu quả công tác điều hành, phát hiện, cảnh báo các vấn đề như tai nạn, ùn tắc. Hệ thống này đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới và đang ứng dụng tại một số tuyến cao tốc hiện đại của Việt Nam.

Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái khi vận hành sẽ tạo thành trục cao tốc “xương sống” dọc tỉnh hoàn chỉnh với tổng chiều dài gần 200km, góp 1/10 vào quyết tâm có 2.000km đường cao tốc trên cả nước vào năm 2020 mà Chính phủ đặt chỉ tiêu. Dự án sẽ tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư để phát huy thế mạnh kinh tế vùng biên, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, đẩy mạnh giao thương quốc tế qua cửa khẩu Móng Cái.

Dự kiến tuyến cao tốc này sẽ được đưa vào vận hành khai thác trong năm 2021. Thời gian chuyển giao cho nhà nước quản lý dự kiến sau 19 năm kể từ ngày đưa dự án vào vận hành khai thác.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…