Quy hoạch thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm vùng của đồng bằng sông Cửu Long

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng chủ trì Hội nghị Thẩm định Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trở thành một thành phố đáng sống ở Việt Nam.

Theo Bộ trưởng, riêng quy hoạch thành phố Cần Thơ thì đặt ra đòi hỏi cao hơn vì là trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong Quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng đều xác định thành phố Cần Thơ phải đóng vai trò, sứ mệnh mới cao hơn, trở thành trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là bệ đỡ lan tỏa, thúc đẩy lôi kéo phát triển cho cả vùng và cực tăng trưởng của đất nước.

Theo đó cần có những định hướng lớn của quy hoạch thành phố Cần Thơ như sau:

Kinh tế: Cần Thơ định hướng trở thành trung tâm động lực của đồng bằng sông Cửu Long. Chiến lược này khẳng định Cần Thơ là một phần không thể thiếu cho sự phát triển của vùng.

Cụ thể, Thành phố Cần Thơ sẽ đảm nhiệm vai trò động lực hợp tác và liên kết vùng. Là cầu nối giữa vùng với quốc gia, quốc tế để phát triển toàn diện để trở thành trung tâm công nghiệp cao, đô thị hạt nhân của đồng bằng sông Cửu Long với kết cấu hạ tầng hiện đại, thông minh.

quy hoạch thành phố Cần Thơ
Quy hoạch thành phố Cần Thơ hiện đang xác định 4 lĩnh vực trọng tâm chính là: Phát triển toàn diện các ngành và dịch vụ trong dài hạn; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; chính sách và cơ chế ưu đãi và giữ chân và thu hút nhân tài và nâng cao kỹ năng

Sinh thái môi trường: Quy hoạch thành phố Cần Thơ trở thành đô thị sinh thái sông nước, với phát triển theo hướng bảo đảm bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Biến thách thức đó của Cần Thơ thành cơ hội, thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, cảnh quan tự nhiên đặc trưng.

Văn hoá xã hội: Quy hoạch thành phố Cần Thơ phát triển bảo đảm tính cân bằng trong việc phát triển văn hóa xã hội, song song với việc phát triển kinh tế, Cần Thơ cũng chú trọng mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và an sinh xã hội của người dân.

Xem con người là trung tâm của sự phát triển thành phố thông qua việc cải thiện mức sống, cải thiện chỉ số phát triển con người, cải thiện năng suất lao động. Từ đó, rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo, khoảng cách thành thị và nông thôn, cải thiện tiếp cận dịch vụ tiện ích và phúc lợi xã hội.

Ngoài ra, quy hoạch thành phố Cần Thơ cũng đặt ra các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 9,0%; cơ cấu kinh tế lần lượt các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đạt 5,2%, 34,9%, 53% vào năm 2030;

Tăng trưởng của khu vực trong thời kỳ 2021-2025: Nông nghiệp tăng 0,7%, công nghiệp tăng 8,5%, dịch vụ tăng 9,7%. Thời kỳ 2026-2030: Nông nghiệp tăng 0,6%, công nghiệp tăng 12,6 %, dịch vụ tăng 9,6%;

GRDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành đạt 194,37 triệu VNĐ vào năm 2030, đạt mức tăng trưởng 10,5%/năm giai đoạn 2021-2030. Năng suất lao động trung bình đạt 132,9 triệu đồng vào năm 2030, đạt mức tăng trưởng 6,2 %/năm giai đoạn 2021-2030;

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030 đạt 339.000 tỷ VNĐ vào năm 2030, đạt mức tăng trưởng 7,9%/năm giai đoạn 2021-2030.

Cùng với đó, quy hoạch thành phố Cần Thơ hiện đang xác định 4 lĩnh vực trọng tâm chính là: Phát triển toàn diện các ngành và dịch vụ trong dài hạn; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; chính sách và cơ chế ưu đãi và giữ chân và thu hút nhân tài và nâng cao kỹ năng.

Có thể bạn quan tâm