Quy hoạch Tổng thể sân bay toàn quốc: Chỉ thêm 2 sân bay Thành Sơn và Biên Hòa

Cục Hàng không Việt Nam đề xuất chỉ thêm 2 sân bay Thành Sơn và Biên Hòa vào Quy hoạch Tổng thể sân bay toàn quốc, dồn lực thực hiện dự án tại Long Thành, Nội Bài và Tân Sơn Nhất
Quy hoạch Tổng thể sân bay toàn quốc: Chỉ thêm 2 sân bay Thành Sơn và Biên Hòa

Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về kết quả rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại báo cáo này, Cục Hàng không chỉ đề xuất bổ sung quy hoạch 2 cảng hàng không quốc nội, gồm Thành Sơn tại tỉnh Ninh Thuận (thời kỳ 2021- 2030: công suất 1,5 triệu lượt hành khách/năm; tầm nhìn đến năm 2050: công suất 3 triệu lượt hành khách/năm) và Biên Hòa tại tỉnh Đồng Nai (thời kỳ 2021-2030: công suất 5 triệu lượt hành khách/năm; tầm nhìn đến năm 2050: công suất 10 triệu lượt hành khách/năm).

Hiện, 2 sân bay này đang là sân bay quân sự. Cục Hàng không cho rằng chỉ nên chuyển sang sân bay lưỡng dụng khi thu hút được nhà đầu tư thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Bên cạnh đó, Cục Hàng không cũng yêu cầu các địa phương khác có đề xuất chuyển sân bay quân sự sang sân bay lưỡng dụng như Yên Bái (sân bay Yên Bái), Hà Nội (sân bay Gia Lâm) cần phải nghiên cứu, đánh giá khả năng quy hoạch...

Các đề xuất sân bay của các địa phương khác như Hà Giang (sân bay Tân Quang), Tuyên Quang ( sân bay Na Hang), Hà Tĩnh, Kon Tum (sân bay Măng Đen), Quảng Ngãi (sân bay Lý Sơn), Khánh Hoà (sân bay Vân Phong), Đăk Nông, Tây Ninh, Mộc Châu (Sơn La) vẫn cần tiếp tục nghiên cứu báo cáo Thủ tướng quyết định khi đủ điều kiện.

Trước đó, hồi tháng 12/2022, khi làm việc với các địa phương, Cục Hàng không đã trình Bộ GTVT bổ sung vào quy hoạch 9/10 đề xuất xây sân bay của các địa phương (trừ sân bay Mộc Châu do không đạt điều kiện về tự nhiên).

Nếu đề xuất quy hoạch mới của Cục Hàng không được thông qua, giai đoạn tới năm 2030, ngoài 21 sân bay đang khai thác, sẽ đầu tư thêm các sân bay gồm: Long Thành, Lai Châu, Nà Sản, Sa Pa, Quảng Trị, Phan Thiết, Biên Hoà, Thành Sơn.

Về tầm nhìn đến năm 2050, sẽ thêm sân bay Cao Bằng và sân bay thứ 2 vùng Thủ đô.

Trong báo cáo này, Cục Hàng không cũng đề nghị cần ưu tiên nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp các sân bay. Trong đó trọng điểm là các sân bay quốc tế lớn đóng vai trò đầu mối như Long Thành giai đoạn I; Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất; Mở rộng nhà ga T2 Nội Bài; Đường cất hạ cánh số 3; Nhà ga T3 Nội Bài.

Bên cạnh đó là đầu tư xây dựng mở rộng, xây dựng mới các cảng hàng không tại vùng sâu, vùng núi, hải đảo: Điện Biên, Sa Pa, Pleiku, Côn Đảo...

Ngoài ra, cần đầu tư xây dựng, mở rộng các cảng hàng không bảo đảm quốc phòng - an ninh tại Thọ Xuân, Phan Thiết…

Cuối cùng là mở rộng các cảng hàng không đáp ứng nhu cầu vận tải: Cát Bi, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Phù Cát, Liên Khương.

Theo tính toán, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 400.000 tỷ đồng, được huy động bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…