Review đồng hồ IWC Pilot's Edition “Le Petit Prince” IW377717

Nhu cầu bắt buộc là động lực chính cho hầu hết phát minh. Khi xuất hiện nhu cầu bắt buộc phải có, bạn buộc phải tìm cách làm được điều đó, hoặc sở hữu nó. Trong lịch sử phát triển của con người, có vô vàn sáng chế được tạo ra để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Ví như mong muốn tăng năng suất lao động, động cơ hơi nước đã

Nhu cầu bắt buộc là động lực chính cho hầu hết phát minh. Khi xuất hiện nhu cầu bắt buộc phải có, bạn buộc phải tìm cách làm được điều đó, hoặc sở hữu nó. Trong lịch sử phát triển của con người, có vô vàn sáng chế được tạo ra để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Ví như mong muốn tăng năng suất lao động, động cơ hơi nước đã ra đời vào cuối tháng 18. Cuối cùng, vượt xa nhu cầu ban đầu, động cơ hơi nước đã đánh dấu cho sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp.

Quan điểm trên cũng không rời xa ngành công nghiệp đồng hồ. Đặt ra mục tiêu chế tạo một cỗ máy đếm thời gian chính xác, các cơ chế như tourbillon hay lực bất biến,... đã ra đời. Hay vào năm 1904, Cartier đã phát hành chiếc đồng hồ sử dụng riêng cho ngành hàng không đầu tiên trên thế giới - Santos. Vào thời điểm này, người bạn lâu năm của nhà sáng lập thương hiệu Albert Santos-Dumont luôn cảm thấy thật khó chịu nếu sử dụng đồng hồ bỏ túi trong khi đang điều khiển máy bay. Để cải thiện nhược điểm này, Cartier đã phát hành chiếc Santos đầu tiên.

Như Santos, đồng hồ dành cho các phi công phải hoạt động ổn định (không bị ảnh hưởng bởi từ trường), dễ xem giờ dù chỉ nhìn lướt qua và có khả năng phát ra ánh sáng bởi điều khiển máy bay vào ban đêm là nhiệm vụ không hề xa lạ với phi công. Với công thức đó, nhiều thương hiệu đã quyết định lấy đồng hồ phi công làm bàn đạp tiến vào thị trường, chinh phục những khách hàng cá tính. Đó có thể là Zenith, Stowa, Laco và cả IWC. Khi đồng hồ phi công được biết đến rộng rãi, các thương hiệu dường như đã nhìn thấy tiềm năng của chúng, và quyết định tăng thêm tính thời trang cho những cỗ máy công cụ chuyên dụng.

Với IWC, chiếc đồng hồ phi công đầu tiên của hãng được phát hành trong năm 1936. Special Pilot’s Watch ref. 436 hay được biết đến rộng rãi với tên gọi Mark IX sở hữu vỏ thép có kích thước 38mm. Trong khi đồng hồ nam có kích thước tiêu chuẩn là 30mm thì con số 39mm của Special Pilot’s Watch ref. 436 là cực kỳ lớn. Mặt số của chiếc Special Pilot’s Watch ref. 436 cũng lớn, ít chi tiết, dễ đọc. Đi kèm với đó là bộ máy chống từ tính tốt, không bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch nhiệt độ, cụ thể trong khoảng ±40°C.

Đồng hồ IWC Pilot's Edition “Le Petit Prince” IW377717

Đã có liên kết chặt chẽ với đồng hồ phi công trong quá khứ, thật không hề khó hiểu khi IWC lại lựa chọn một nhân vật có thật trong lịch sử để làm cảm hứng sáng tạo cho nguyên một dòng đồng hồ. IWC đã phát triển nguyên dòng đồng hồ mang tên Antoine de St-Exupéry có mặt số nâu và dòng "Le Petit Prince mặt số xanh, phân biệt với mặt số đen tiêu chuẩn.

Mẫu đồng hồ IWC với mã hiệu IW377717 nằm trong dòng The Little Prince, với màu xanh, thể hiện lại khao khát chinh phục bầu trời của của vị phi công tài ba Antoine de St-Exupéry. Trong dòng sản phẩm The Little Prince, IWC có cung cấp nhiều phiên bản khác nhau, khác biệt từ chức năng cho tới phân loại dây đeo. Nếu mong muốn một cỗ máy đơn giản, khách hàng có thể tham khảo model IW327004, sự tái hiện hoàn hảo của cỗ máy Mark 11 huyền thoại năm 1948 nhưng lại thêm vào yếu tố hiện đại - mặt số xanh độc quyền chỉ tồn tại trong dòng “The Little Prince”.

Phức tạp hơn trong dòng “The Little Prince” là model IW502701 lịch thường niên bằng vàng hồng nhưng giới hạn 250 chiếc. Nằm giữa 2 model kể trên là chiếc IWC Pilot's Edition “Le Petit Prince” IW377717 có kèm chức năng chronograph nên do đó, mặt số có đặc trưng là những mặt số phụ, nằm lệch sang phía bên trái.

Vỏ đồng hồ

Đồng hồ IWC Pilot's Edition “Le Petit Prince” IW377717 được trang bị bộ vỏ thép không gỉ với kích thước 43mm. Phải thừa nhận, 43mm là một kích thước đồng hồ không phổ biến tại Việt Nam. Nhưng với càng nối dây dáng cong, cùng dây đeo kim loại linh hoạt, chiếc đồng hồ này sẽ tạo cảm giác ôm tay hơn. Bạn hay đo bề ngang cổ tay thật chính xác khi muốn thử sức chiếc đồng hồ này bởi khoảng cách giữa 3 bên càng nối dây của IWC Pilot's Edition “Le Petit Prince” IW377717 cỡ 53mm.

Là một chiếc đồng hồ dành phi công, thuộc đồng hồ công cụ IWC Pilot's Edition “Le Petit Prince” IW377717 hiện lên với dáng vẻ thể thao, nhưng IWC cũng đã cố gắng nhiều để tăng tính thanh lịch cho mặt hàng này. Toàn bộ vỏ máy đều được chải xước, ngoại trừ viền mỏng xung quanh mặt kính và các cạnh vát trên vỏ. Những chi tiết được đánh bóng như thế này thực sự giúp làm cho chiếc đồng hồ trở nên lấp lánh trên cổ tay của người đeo.

Với IW377717, thương hiệu IWC trang bị núm vặn lớn, đường kính 37mm, nhưng không phải dáng củ hành (trông như hình nón với những răng cưa). Dù đã được trang bị núm vặn chặt, nhưng khá khó hiểu là IW377717 chỉ có thể kháng nước ở mức 60mm. Tuy nhiên, IW377717 không phải là một chiếc đồng hồ lặn, nên tôi cũng không nghĩ khả năng chống chịu nước 60mm là nhược điểm của chiếc đồng hồ. Sự kết hợp của bộ vỏ mạnh mẽ, dây đeo kim loại sáng bóng, núm vặn đã đảm bảo một thiết kế đồng hồ IW377717 tuyệt vời.

Mặt số đồng hồ

Mặt số sẽ luôn là bộ phận được nhiều người công nhận là điểm thu hút trên một chiếc đồng hồ, ít nhất là với đồng hồ được trang bị nắp đáy kín, không thể nhìn thấy bộ máy bên trong. IW377717 là một chiếc đồng hồ thể thao có mặt số nổi trội, khác biệt hoàn toàn với phiên bản mặt số đen của chính nó, ref. IW377710.

Màu xanh khiến cho lớp hoàn thiện chải tia trở nên nổi bật và dễ nhận diện hơn trong khi đó, 3 mặt số phụ lại được thiết kế hơi chìm xuống. Đồng hồ nhờ vậy mà cũng có chiều sâu hơn. Bộ kim hay cọc chỉ giờ đồng hồ đều có kích thước lớn, cũng như được phủ đầy chất phát quang Super Luminova màu trắng trong khi kim giây chronograph được sơn màu trắng. Màu đỏ duy nhất xuất hiện ở mặt số phụ đếm giây chronograph, là điểm nhấn tương phản cho mặt màu xanh của IW377717.

Hiện IWC có cung cấp thêm một model mã hiệu IW377714 gần như tương tự với IW377717. Điểm khác nhau duy nhất đến từ phân loại dây đeo. Phiên bản dây kim loại tại Gia Bảo Luxury sẽ có giá nhỉnh hơn 1000 USD so với phiên bản dây da bê Santoni. Nhưng nếu xét về mức giá phải bỏ ra, lựa chọn dây đeo thép có trên đồng hồ IWC “Le Petit Prince” IW377717 là hoàn toàn xứng đáng.

Dây đeo đồng hồ

Dây đeo là một tác phẩm nghệ thuật của giới cơ khí. Dây đeo có các mối nối nhỏ, liên kế để gập lên, gập xuống linh hoạt. Chúng có các nút ấn ở mặt bên cạnh. Có công cụ đi kèm, bạn có thể đưa các liên kết tách khỏi nhau, thu gọn dây đeo. Không có đinh vít xoáy, không có ghim cài để “kết nối", đó là cơ chế thiên tài được tạo ra từ IWC.

Thêm nữa, khoá phía cuối của dây đeo cũng là kiệt tác cơ khí thông minh. Người đeo có thể tự mình điều chỉnh trượt lên, trượt xuống, thu ngắn hay nới lỏng dây đeo cho thật phù hợp với cổ tay của chính mình. Nhấn vào biểu tượng IWC ở khoá, bạn sẽ thấy cách cơ chế này hoạt động.

Bộ máy đồng hồ

Nằm bên trong chiếc IWC “Le Petit Prince” IW377717 là bộ máy mang tên Caliber 79320, giống với đồng hồ thuộc dòng 3777xx. Bộ máy chronograph này không phải sản phẩm in-house của hãng, dù IWC đã có thể chế tạo bộ máy chronograph riêng của chính mình, như trong phiên bản Spitfire Chronograph phát hành từ SIHH 2019.

Caliber 79320 đã được nâng cấp và sửa đổi từ máy Valjoux 7750 quen thuộc. IWC đã nâng cấp khả năng tính kháng từ cho bộ máy chronograph huyền thoại này. Ưu điểm của Valjoux 7750 chính là dễ bảo hướng hơn, bởi đây là một bộ máy chronograph quốc dân.

Review

Có thể bạn quan tâm