Review phim điện ảnh "Kiều"

Dựa trên truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, nhưng tác phẩm điện ảnh cùng tên lại gây thất vọng cho khán giả.

Sau ngày công chiếu đầu tiên diễn ra, trái với kỳ vọng ban đầu về một phim điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, phim Kiều lại gây thất vọng ê chề cho khán giả yêu Văn học và điện ảnh với quá nhiều điểm trừ.

Mở đầu phim với cảnh Thúy Kiều (Mỹ Duyên) bị bán vào thanh lâu với giá 400 lượng vàng. Chứng kiến tay sai của Tú Bà (Phương Thanh) khinh bạc nàng, Thúc Sinh (Lê Anh Huy) cứu Kiều ra khỏi lầu xanh. Thấy chồng si mê người đẹp, Hoạn Thư (Cao Thái Hà) lên kế hoạch cùng mẹ nàng - Hoạn Bà (NSND Lê Khanh) trả thù và sỉ nhục Kiều.

Điểm cộng duy nhất trong toàn bộ phim có thể khiến người xem chấp nhận được là diễn xuất của NSND Lê Khanh và ca sĩ Phương Thanh cùng ca khúc nhạc phim do nữ ca sĩ Bùi Lan Hương trình bày. Ngoài ra, hầu như xuyên suốt Kiều đều là những khuyết điểm từ nội dung lan man, cái kết gây tranh cãi đến khâu chuyển cảnh, kỷ xảo cũng chẳng mượt mà.

*BÀI VIẾT KHÔNG TIẾT LỘ TÌNH TIẾT PHIM

Dàn diễn viên chính trong phim Kiều của đạo diễn Mai Thu Huyền.
Dàn diễn viên chính trong phim Kiều của đạo diễn Mai Thu Huyền.

Kịch bản và nhân vật

Điểm cộng cho kịch bản phim chính là làm sống dậy những nhân vật vốn từ lâu chỉ là hình tượng trong tác phẩm Văn học, nay họ đã vô cùng sống động trên những thước phim. Bên cạnh đó, phim cũng thêm thắt một vài tình tiết, một vài nhân vật để bộ phim trở nên mới mẻ hơn.

Tuy nhiên, phim chỉ tạo được sự hấp dẫn ở đoạn đầu, rồi sau đó là hàng loạt khuyết điểm. Nửa sau bộ phim vô cùng nhàm chán bởi lối dẫn dắt kém hấp dẫn, hầu như nhịp phim không có gì là cao trào để khán giả mong chờ các tình tiết tiếp theo được bày ra. Bên cạnh đó, kịch bản phim cũng có nhiều lỗi thiếu logic, các tình tiết sau không khớp với những sự kiện trước đó, mối liên hệ giữa các nhân vật trong phim lại có phần thiếu sự sâu sắc và gắn kết. Quan trọng nhất, phim hầu như không hề bám sát theo nguyên tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.

Không chỉ vậy, cái kết phim còn được đẩy quá nhanh chóng gây nhiều tranh cãi. Cái kết được giải quyết đơn giản và chóng vánh đến mức hời hợt, khi xem chắc hẳn ai cũng sẽ bất ngờ khi kết thúc quá bất ngờ, quá đơn giản và chưa giải quyết được vấn đề sau mối tình tay ba lằng nhằng của bộ ba nhân vật chính.

Phim Kiều công bố dàn diễn viên trong mối tình tay ba giữa Thúy Kiều, Thúc Sinh và Hoạn Thư - KOICINE
Kịch bản thiếu logic, không bám sát nguyên tác và cái kết chóng vánh khiến người xem bức xúc.

Diễn xuất của các diễn viên

Có lẽ diễn xuất của NSND Lê Khanh và ca sĩ Phương Thanh là điều duy nhất để cứu bộ phim Kiều. Đặc biệt là NSND Lê Khanh, chỉ cần ánh mắt sắc sảo của cô cũng đủ để lột tả hết sự quyền quý, cao sang của một phu nhân bậc nhất chốn kinh kì, nhưng bên trong lại vô cùng thâm sâu, hiểm ác. Bên cạnh đó, Phương Thanh, Hiếu Hiền cũng đều xuất sắc thể hiện được nhân vật phản diện của mình.

NSND Lê Khanh gây ấn tượng với nét diễn đầy quyền lực, thâm sâu trong vai Hoạn Bà.
NSND Lê Khanh gây ấn tượng với nét diễn đầy quyền lực, thâm sâu trong vai Hoạn Bà.

Duy chỉ có 3 nhân vật chính là điểm gây thất vọng trong diễn xuất của toàn bộ phim. Trước hết phải nói đến nam chính Thúc Sinh do Lê Anh Huy thủ vai. Là gương mặt mới trong làng điện ảnh Việt Nam, chính vì thế lối diễn đơ của anh là điều không thể tránh khỏi, cách nhấn nhá thoại và đài từ của nam diễn viên cũng tạo nên sự nhàm chán bởi giọng nói đều đều.

Tiếp theo là nữ chính Trình Mỹ Duyên trong vai nàng Kiều, có vẻ dường như Mỹ Duyên chưa thật sự đủ sức để hóa thân thành nàng Kiều có "Làn thu thủy, nét xuân sơn. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh". Hình ảnh nàng Kiều “một hai nghiêng nước nghiêng thành” mang đôi mắt buồn xa xăm khiến người ta phải thổn thức thay cho số phận của người con gái này vẫn chưa thấy rõ được ở nữ diễn viên.

Sau cùng là nhân vật Hoạn Thư của Cao Thái Hà, vốn là cái tên khá quen thuộc với điện ảnh Việt. Lần này, Cao Thái Hà diễn chỉ ở mức ổn nhưng lại quá gồng với nhân vật, người xem chưa thấy được một người vợ có "máu ghen Hoạn Thư", mà thay vào đó chỉ là một cô gái yếu đuối khi chứng kiến chồng ngoại tình và những âm mưu trả thù cũng quá đơn giản.

Bộ ba nhân vật chính đều gây thất vọng khi tràn trề khi chưa lột tả được hình tượng nhân vật trong Truyện Kiều.
Bộ ba nhân vật chính đều gây thất vọng khi tràn trề khi chưa lột tả được hình tượng nhân vật trong Truyện Kiều.

Bối cảnh, kỹ thuật và hậu kỳ

Một điểm cộng le lói cho phim Kiều đó chính là bối cảnh được đầu tư chỉn chu, từ thanh lâu tới mái nhà tranh hay căn biệt phủ của mẹ con Hoạn Thư đều mang nét cổ trang và thể hiện được cuộc sống của người dân ở những thế kỷ xưa.

Tuy nhiên, kỹ thuật quay dựng còn quá kém, những phân đoạn chuyển cảnh đều là màn hình tối đen, tưởng chừng như đang xem những bộ phim của thập niên 90. Bên cạnh đó, khâu hậu kỳ cũng có vẻ chưa được chú trọng, bởi màu phim trông vô cùng rực rỡ, dù là bối cảnh cổ trang nhưng màu sắc lại như thời hiện đại mà không hề được xử lý để có những tông màu phù hợp.

Khu vực bối cảnh mái nhà tranh của Thúc Sinh và Thúy Kiều, màu sắc trên phim cũng khá giống ngoài đời thật chứ không có gì khác biệt.
Khu vực bối cảnh mái nhà tranh của Thúc Sinh và Thúy Kiều, màu sắc trên phim cũng khá giống ngoài đời thật chứ không có gì khác biệt.

Ảnh: Đoàn phim cung cấp

MỘT SỐ NHẬN XÉT CỦA KHÁN GIẢ VIỆT SAU KHI XEM XONG PHIM "KIỀU"

"Từ đầu năm tới giờ ngoài Cậu Vàng ra thì chưa có một phim tiếp theo nào khiến tôi phải đánh giá dưới trung bình"

"Coi phim vì Hoạn Thư xinh đẹp còn lại thì say bye"

"Cảnh nóng hơi nhiều tôi xem mà ngượng hết cả người"

"Chấm điểm 7/10 cho phim này là còn rộng rãi đó, chứ theo tôi thì sẽ dưới 5"

"Xem phim vì Hoạn Thư xinh đẹp thì được chứ còn lại thì say bye lẹ còn kịp mọi người ạ"

"Điểm sáng duy nhất của phim là cô Lê Khanh nè, Cao Thái Hà cũng ổn, còn lại thì quá tệ",...

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...