Rộ thông tin Liên danh Hoa Lư khiếu nại về gói thầu 35.000 tỷ đồng dự án sân bay Long Thành

Văn bản được cho là do Liên danh Hoa Lư phát hành, khiếu nại khẩn cấp về việc Liên danh Vietur được vào vòng trong vì cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đồng thời, kiến nghị dừng mở hồ sơ đề xuất tài chính gói thầu 35.000 tỉ đồng xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Rộ thông tin Liên danh Hoa Lư khiếu nại về gói thầu 35.000 tỷ đồng dự án sân bay Long Thành

Một bản kiến nghị được cho là của Liên doanh Hoa Lư đã gửi "Kiến nghị về việc các dấu hiệu vi phạm pháp luật" liên quan đến thông báo Liên danh Vietur của nhóm ông Nguyễn Bá Dương – nhà thầu duy nhất vừa đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật số 3146/TB-TCTCHKVN-LT ngày 1/8/2023 của dự án thành phần 3 sân bay Long Thành có trị giá 35.000 tỷ đồng.

Liên doanh Hoa Lư là một trong ba liên doanh dự gói thầu này, nhưng không trúng thầu. Liên danh Hoa Lư được thành lập bởi 7 nhà thầu trong nước và 1 nhà thầu Thái Lan, gồm: Coteccons, Unicons, Thành An, Delta, Central, An Phong, Hòa Bình và Power Line Engineering.

Theo bản kiến nghị này thì Liên doanh này đã gửi đơn kiến nghị lên các lãnh đạo cao cấp, các bộ ngành và các bên liên quan.

Theo đó, văn bản đã khiếu nại bên mời thầu là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam vì cho rằng có bằng chứng cho thấy Liên doanh Vietur đã vi phạm quy định về đấu thầu và không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu 5.10 và đề nghị xem xét lại Thông báo 3146.

“Chúng tôi đã gửi khiếu nại lên Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam nhưng chưa được xem xét”, công văn có nêu.

dự án sân bay Long Thành.png
Liên danh Hoa Lư đề nghị các lãnh đạo, các bộ ngành xem xét chỉ đạo bên mời thầu dừng mở hồ sơ tài chính gói thầu 5.10 và đề nghị thẩm tra, xác minh lại năng lực của các liên danh nhà thầu

Công văn đề nghị các lãnh đạo, các bộ ngành xem xét chỉ đạo bên mời thầu dừng mở hồ sơ tài chính gói thầu 5.10 và đề nghị thẩm tra, xác minh lại năng lực của các liên danh nhà thầu

Công văn này cũng khẳng định rằng hồ sơ đề xuất kỹ thuật dự thầu của liên danh này hoàn toàn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên, ngày 1/8 vừa qua, liên danh nhận được thông báo nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu là Liên doanh Vietur do IC Holdings (Thổ Nhĩ Kỳ) đứng đầu.

Công văn này cho rằng IC Holdings không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để trúng thầu và việc để IC Holdings trúng thầu có thể ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ Việt Nam và chất lượng công trình.

Công văn này đưa ra bằng chứng như sau: IC Holdings tên đầy đủ là IC İbrahim Çeçen Yatırım Holding đặt theo tên chủ tịch công ty. Ông được coi là một trong năm đại gia xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ và đây là lần đầu tiên IC Holdings vào Việt Nam, trước đó chưa hề có kinh nghiệm gì đối với pháp luật Việt Nam hay các quy định xây dựng, cũng chưa có lý lịch rõ ràng.

Chưa kể, theo cáo buộc của báo chí, kể cả những tạp chí uy tín nhất như Newsweek, vướng vào nhiều nghi vấn tham nhũng. "Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chính phủ và Bộ Công an vào cuộc để kiểm tra kỹ nhân thân của chủ tịch công ty IC Holdings cũng như các cáo buộc tham nhũng trên báo chí là đúng hay sai. Các thông tin này có thể được tìm kiếm công khai trên mạng với nhiều bài báo", công văn nhấn mạnh.

Vấn đề thứ hai nhóm liên danh Hoa Lư kiến nghị là Công ty IC Holdings có lịch sử thi công chậm nhiều công trình và có lịch sử bị chấm dứt các dự án lớn, có lịch sử kiện tụng chủ đầu tư.

Vấn đề thứ ba, theo nhóm liên danh Hoa Lư, các kinh nghiệm xây dựng sân bay của IC Holdings là không đúng sự thật và có dấu hiệu bị chậm trễ.

“Theo chúng tôi được biết trên trang web của IC Holdings thì công ty mới chỉ xây dựng được 1 sân bay ở Nga, 1 sân bay ở Bulgaria, còn lại là các sân bay ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kinh nghiệm thi công công trình quốc tế, nhất là công trình tại xứ sở nhiệt đới mưa bão chưa có”, công văn nêu rõ.

Ngay tại sân bay Pulkovo, IC Holdings cũng chỉ là một trong hai nhà thầu thi công trong liên danh, công suất dự kiến 17 triệu khách vào năm 2025 chứ không phải 20 triệu khách như IC Holdings công bố.

Đối với sân bay Varna Burgas ở Bulgaria, đây cũng chỉ là sân bay nhỏ công suất 3 triệu khách/năm, không thể so với sân bay Long Thành. Ngoài 2 sân bay này, IC Holdings còn công bố kinh nghiệm xây dựng sân bay King Khaled của Saudi Arabia, tuy nhiên, sân bay này khởi công năm 2017 đến nay vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Từ những lý do trên, nội dùng công văn đưa ra nhận định rằng IC Holdings công bố sai sự thật và chưa đủ tầm để xây dựng nhà ga quốc tế tầm cơ sân bay Long Thành. Bên mời thầu cần thẩm định kỹ lại thông tin này.

Đồng thời, nghi ngờ về khả năng thực hiện dự án đúng thời hạn của IC Holdings đối với sân bay Long Thành, trong đó đề ra mục tiêu hoàn thành giai đoạn 1 vào quý 1/2025.

Việc lựa chọn duy nhất 1 Liên doanh Vietur vào vòng xét mở hồ sơ tài chính có khả năng đồng nghĩa với việc đơn vị trúng thầu đã được xác định từ vòng xét tuyển hồ sơ đề xuất kỹ thuật, dẫn đến nguy cơ rất cao không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng về giá. Với góc nhìn thận trọng hơn, Liên danh Hoa Lư cho rằng việc đánh giá những sai sót nhỏ trong 15% tỷ trọng điểm kỹ thuật lại quyết định toàn bộ kết quả chấm thầu sẽ có khả năng gây thiệt hại ngân sách nhà nước và nhân dân.

Cũng trong công văn này có đưa ra đề nghị các lãnh đạo, các bộ ngành xem xét chỉ đạo bên mời thầu dừng mở hồ sơ tài chính gói thầu 5.10 và đề nghị thẩm tra, xác minh lại năng lực của các liên danh nhà thầu, hoặc mời đơn vị độc lập thứ ba có đầy đủ năng lực, chuyên môn để đánh giá lại hồ sơ kỹ thuật dự thầu của các bên. Từ đó có thể chọn được liên danh nhà thầu có năng lực nhất, minh bạch thực hiện dự án quan trọng này.

Thương gia đã liên hệ với một thành viên của Liên doanh Hoa Lư để làm rõ hơn thông tin, nhưng vị này từ chối trả lời trong thời gian này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...