Động thái này nhằm chuẩn bị sáp nhập vào CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (mã:SHS).Theo đó, HoSE cũng tiến hành ngừng cung cấp thông tin dữ liệu đối với SHBS từ ngày này. SHBS có trách nhiệm nộp các khoản giá dịch vụ chưa thanh toán cho HoSE.
Được biết, SHS phải chi gần 54 tỷ đồng cho thương vụ sáp nhập này, thông qua phương án phát hành gần 5,4 triệu cổ phiếu hoán đổi toàn bộ 15 triệu cổ phiếu SHBS (tỷ lệ 1:2,78).
Vốn điều lệ của SHS sau khi sáp nhập sẽ tăng từ 1.000 tỷ lên khoagr 1.054 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp nhận toàn bộ người lao động của SHBS trong 6 tháng đầu sau sáp nhập.
Trước sáp nhập, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (mã: SHB) đã thông báo chuyển nhượng toàn bộ hơn 14,7 triệu cổ phần (gần 98.5% vốn) của SHBS cho 3 cá nhân với giá chuyển nhượng 7.850 đồng/cp, tương đương giá trị chuyển nhượng gần 116 tỷ đồng.
Cụ thể, ông Trần Đình Khánh và ông Bùi Anh Tuấn đều nhận chuyển nhượng 5 triệu cổ phần, tương đương 33,33% vốn; ông Trần Tuấn Dương nhận 4,77 triệu cổ phiếu tương đương 31.8% vốn.
Hồi tháng 8/2016, SHB cũng thoái toàn bộ vốn tại SHS với giá thỏa thuận 6.600 đồng/cổ phiếu. Mặc dù không còn quan hệ sở hữu về vốn nhưng SHB vẫn là nguồn hỗ trợ tài chính với SHS. Giá trị khoản cho vay ngắn hạn mà SHB cung cấp cho SHS tăng từ mức 386 tỷ đồng hồi cuối quý II/2016 lên 700 tỷ đồng vào ngày 30/9.
Trên thị trường chứng khoán, SHS là một trong các cổ phiếu tăng nóng trên sàn HNX năm 2017. Từ mức giá rẻ như rau chỉ hơn 4.000 đồng/cổ phiếu, SHS đã tăng giá liên tục, hiện đang giao dịch ở mức 23.500 đồng/cổ phiếu.
>> SHS và VNDirect dẫn đầu thị phần môi giới quý 3/2017 trên HNX