Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi vừa quét qua các tỉnh miền Bắc, để lại thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng, nhà cửa và giao thông. Sự tàn phá khủng khiếp của cơn bão này đã làm gia tăng nhu cầu tái thiết, sửa chữa và xây dựng ở nhiều khu vực.

Điều này tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng, đặc biệt là những đơn vị sản xuất nhôm kính, tôn mạ và ống thép. Đối với các nhà đầu tư, đây chính là thời điểm để nắm bắt các cổ phiếu tiềm năng trong lĩnh vực này.

Anh-san-nhi-2-3568-1725798131.jpeg
Siêu bão Yagi gây ra nhiều thiệt hại lớn cho các tỉnh phía Bắc

Trong đó, tâm điểm chú ý đang được đổ dồn vào các cổ phiếu nhóm ngành thép. Đặc biệt, trong phiên giao dịch ngày 9/9, các mã thuộc ngành này đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Cụ thể, các cổ phiếu như TVN tăng 4,44%, NKG và GDA cùng tăng 2,64%, trong khi HSG tăng 2,26%. Dù chỉ tăng nhẹ 0,79%, đưa mức giá lên 25.600 đồng/cổ phiếu, nhưng “ông lớn” ngành thép HPG vẫn là một trong ba mã cổ phiếu hiếm hoi thuộc nhóm VN30 giữ được sắc xanh trong phiên giao dịch ngày hôm qua.

Thực tế, tôn thép là vật liệu quan trọng trong các công trình nhà ở, văn phòng và công nghiệp. Do đó, nhu cầu tăng cao sẽ giúp nâng cao doanh số bán hàng và lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất các loại vật liệu này, từ đó ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu.

Trước đó, nhiều cổ phiếu thép đã phát tín hiệu tạo đáy sau khi đã giảm mạnh từ đỉnh gần nhất. Nếu giá thép tiếp tục duy trì được xu hướng hồi phục, cổ đông ngành thép có thể kỳ vọng vào một nhịp đi lên ngắn hạn dù vẫn còn những cơn gió ngược.

Bên cạnh tôn thép, ngành bảo hiểm cũng sẽ là một trong những lĩnh vực có thể được thúc đẩy mạnh sau bão. Với những thiệt hại lớn về tài sản và con người sau cơn bão, nhu cầu bảo hiểm được dự đoán sẽ tăng lên khi các doanh nghiệp và cá nhân cần bảo vệ tài sản của mình trước những rủi ro tương lai.

Các công ty bảo hiểm lớn trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản và nhân thọ, được dự báo sẽ là những đơn vị hưởng lợi từ xu hướng này. Tuy phải đối mặt với các khoản chi trả lớn trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, đây cũng là cơ hội để tăng cường doanh thu từ các hợp đồng bảo hiểm mới.

Sau khi siêu bão Yagi quét qua, người dân thường có xu hướng mua sắm các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nước uống. Do đó, ngành bán lẻ và chăn nuôi có thể sẽ ghi nhận sự tăng trưởng trong thời gian ngắn, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp nhu yếu phẩm. Những doanh nghiệp này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhu yếu phẩm mà còn tạo nên sự ổn định cho thị trường tiêu dùng nội địa trong giai đoạn khó khăn.

Trong sáng ngày 10/9, cổ phiếu nhóm ngành chăn nuôi đã chứng kiến sự tăng mạnh với sự dẫn dắt của MML (+6,72%). Cùng với đó, một số cổ phiếu khác cùng ngành cũng ghi nhận mức tăng mạnh như BAF (+5,49%), DBC (+3,45%), HAG (+2,4%)

Ngoài ra, với dự đoán giá lợn sẽ tiếp tục neo cao, giới phân tích nhận định cổ phiếu chăn nuôi lợn sẽ có cơ hội hưởng lợi trong ngắn hạn.

Một nhóm ngành khác cũng được dự đoán có thể hưởng lợi sau bão là ngành công nghệ thông tin và viễn thông, khi các hệ thống liên lạc và kết nối internet thường bị ảnh hưởng nặng nề sau thiên tai, dẫn đến nhu cầu khôi phục và nâng cấp hạ tầng công nghệ.

Trong đó các doanh nghiệp với vai trò là những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin hàng đầu, sẽ có cơ hội lớn để mở rộng thị phần. Sự tăng trưởng của các công ty này không chỉ đến từ việc khôi phục dịch vụ sau bão mà còn từ nhu cầu chi tiêu cho chuyển đổi số toàn cầu và trong nước dự báo tiếp tục tăng trong tương lai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...