Kế hoạch này sẽ được dẫn dắt bởi một cơ quan chính phủ mới có tên gọi Digital Industry Singapore (DISG) - Công nghệ Kĩ thuật số Singapore, là sự hợp nhất cảu nhiều cơ quan công quyền với mục tiêu khuyến khích đầu tư từ các công ty nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương và giúp định hình chính sách trong tương lai.
Được trang bị với các khoản tài trợ và ưu đãi sinh lời, quốc đảo Singapore trong những năm gần đây tập trung đẩy mạnh các công ty công nghệ - một lĩnh vực có thể giúp chống lại tốc độ tăng trưởng hiện đang chững tại Singapore trong một thập kỷ vừa qua.
“Sứ mệnh của DISG chính là đưa Singapore trở thành một trung tâm công nghệ châu Á-toàn cầu” - Kiren Kumar, giám đốc cơ quan DISG cho biết.
Cơ quan nhà nước mới dự kiến sẽ tạo ra 10.000 việc làm công nghệ trong ba năm tới, bao gồm các vai trò trong kỹ thuật, phát triển phần mềm và tài chính.
DISG cũng cho biết họ sẽ hỗ trợ các công ty thuộc nhiều lĩnh vực như ride-hailing (ứng dụng gọi xe như Grab và Uber), fintech, thương mại điện tử, an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo.
Với chính sách thuế thấp, chính trị ổn định cũng hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, Singapore đã thu hút các công ty nước ngoài trong suốt hàng thập kỷ qua. Tuy nhiên, đạo luật chống tin tức giả mới được thông qua đã gây lo ngại đối với Facebook và Alphabet của Google vì khả năng cản trở tự do ngôn luận cũng như cải cách trong tương lai đối với “ thế giới công nghệ số”.
Mặc dù có những khoản đầu tư lớn từ nước ngoài, nhưng Singapore chỉ có duy nhất một công ty khởi nghiệp trị giá 1 tỷ USD - Grab, trong khi nước láng giềng Indonesia lại có tới bốn cái tên “đáng gờm”, theo thông tin từ công ty nghiên cứu CBInsights.
Theo Reuters