Tập đoàn 911 liên tục biến động nhân sự cấp cao trong chưa đầy 3 tháng

Tập đoàn 911 liên tục biến động nhân sự cấp cao khi Chủ tịch Hội đồng quản trị rời ghế chỉ sau chưa đầy 3 tháng, nhường chỗ cho ông Chủ tịch mới. Đáng chú ý, tân chủ tịch đã mua vào lượng cổ phiếu đúng bằng số cổ phần mà chủ tịch cũ và người thân thoái trước đó...

Tập đoàn 911 liên tục biến động nhân sự cấp cao trong chưa đầy 3 tháng

Công ty Cổ phần Tập đoàn 911 (mã chứng khoán: NO1) vừa công bố quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với bà Nguyễn Thị Thơm và bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hải, hiện là Phó Chủ tịch, lên thay thế.

Theo thông tin mới nhất, bà Nguyễn Thị Thơm đã chính thức nộp đơn từ nhiệm, nguyên nhân được đưa ra là do vấn đề sức khỏe. Hội đồng quản trị Tập đoàn 911 đã chấp thuận đơn từ chức của bà Thơm. Điều này đánh dấu sự kết thúc nhiệm kỳ ngắn ngủi của vị nữ lãnh đạo này, khi bà chỉ giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị trong vòng chưa đầy 3 tháng.

Trước đó, vào ngày 23/11/2024, sau khi cố Chủ tịch Lưu Đình Tuấn qua đời, ban lãnh đạo Tập đoàn 911 đã nhanh chóng họp bàn và quyết định bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thơm vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Người đại diện pháp luật nhiệm kỳ 2020-2025. Đáng chú ý, bà Thơm cũng chính là em vợ của cố Chủ tịch Lưu Đình Tuấn.

Ngay sau khi tiếp nhận vị trí, bà Nguyễn Thị Thơm đã đăng ký mua vào 600.000 cổ phiếu NO1 trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến 27/12/2024. Kết quả giao dịch cho thấy bà đã gom thành công 598.000 cổ phiếu, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp từ 0% lên 2,49% vốn điều lệ.

Để lấp vị trí lãnh đạo vừa bị khuyết, Hội đồng Quản trị Tập đoàn 911 đã thống nhất bầu ông Nguyễn Mạnh Hải, hiện giữ chức Phó Chủ tịch, lên làm Chủ tịch HĐQT.

Ông Hải hiện sở hữu gần 1,4 triệu cổ phiếu NO1, tương đương 5,05% vốn điều lệ của Tập đoàn 911. Đáng chú ý, số cổ phần này được ông mua vào ngày 1/10/2024, trùng khớp với lượng cổ phiếu mà bà Nguyễn Thị Thơm cùng ông Lê Xuân Hoàng – em rể bà Thơm – bán ra trong cùng thời điểm. Cụ thể, bà Thơm đã chuyển nhượng hơn 601.000 cổ phiếu, trong khi ông Hoàng thoái hơn 749.000 đơn vị.

Báo cáo tài chính quý 4/2024 của Tập đoàn 911 cho thấy doanh thu trong kỳ giảm 32,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá vốn hàng bán cũng thu hẹp 25%.

Chi phí vận hành doanh nghiệp có xu hướng gia tăng, với chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tới 72,7% so với cùng kỳ, còn chi phí bán hàng nhích lên 6%. Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính trong quý giảm mạnh 67%, trong đó riêng chi phí lãi vay giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn 911 chỉ đạt 0,2 tỷ đồng, sụt giảm đến 98% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, xét trên cả năm 2024, doanh thu của doanh nghiệp vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 31,8% lên 806 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận lũy kế đạt 19,6 tỷ đồng, tăng 16%.

Về hoạt động đầu tư, trong năm 2024, công ty đã thực hiện thanh lý một số tài sản cố định, với nguyên giá tài sản cố định tính đến cuối quý 4 đạt 91 tỷ đồng. Bên cạnh đó, vốn điều lệ của doanh nghiệp tiếp tục được duy trì ở mức 240 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2025-02-15-luc-173351.png
Biến động cổ phiếu NO1 trong 6 tháng qua

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NO1 liên tục mất giá kể từ đầu năm 2024. Chốt phiên giao dịch ngày 14/2, thị giá NO1 giảm xuống còn 8.060 đồng/cổ phiếu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

VN-Index mở đầu tuần tích cực, tăng 8,44 điểm lên 1.330,32 điểm nhờ nhóm vốn hóa lớn và ngân hàng, dù thị trường phân hóa với nhiều mã bất động sản giảm. Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì đà tăng, với kỳ vọng kiểm định các mốc kháng cự 1.340 - 1.350 điểm, trong khi phái sinh kỳ vọng vượt 1.395 điểm...

VN-Index đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

VN-Index đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

VN-Index đối mặt áp lực bán mạnh sau chuỗi tăng dài, kiểm định vùng kháng cự quan trọng. Thị trường phân hóa, một số nhóm cổ phiếu hấp dẫn trở lại, nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ lưỡng...

“Binh pháp” thoát vây, vượt bão của các ông lớn ngành thép năm 2025

“Binh pháp” thoát vây, vượt bão của các ông lớn ngành thép năm 2025

Các doanh nghiệp thép lớn Việt Nam bước vào năm 2025 với tâm thế phòng thủ, đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng trước áp lực cạnh tranh và thị trường bấp bênh. Dù kỳ vọng phục hồi, nhưng rào cản thương mại, giá nguyên liệu biến động và nhu cầu suy yếu vẫn là thách thức lớn cho toàn ngành...

Cơn sốt đầu tư: Những "cỗ máy in tiền" đánh bại vàng

Cơn sốt đầu tư: Những "cỗ máy in tiền" đánh bại vàng

Bước sang năm 2025, giá vàng chứng kiến một cơn sốt mới khi tăng tới 17%, thu hút sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư. Tuy nhiên, trên sàn chứng khoán Việt Nam, các mã cổ phiếu thuộc nhóm khoáng sản, năng lượng lại trở thành ngôi sao thực sự, vượt xa lãi suất của vàng với mức tăng kỷ lục...