Trước đó, tập đoàn của Thái Lan đã sở hữu 71% vốn tại dự án hóa dầu này và đợt ký kết mới đây chính thức đánh dấu việc thâu tóm hoàn toàn 100% dự án.
Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn chính thức được cấp phép đầu tư từ năm 2008, tổng vốn đầu tư 3,7 tỷ USD. Sau một số lần điều chỉnh, vốn đầu tư của dự án đã được tăng lên mức 4 tỷ USD và nay là 5,4 tỷ USD.
Đây là công trình trọng điểm Nhà nước về dầu khí do Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) làm chủ đầu tư. LSP là liên doanh giữa PetroVietnam - PVN (góp 29% vốn) và Tập đoàn SCG của Thái Lan (góp 71% vốn).
Đây là tổ hợp hóa dầu thứ ba tại Việt Nam, sau nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn đã đi vào vận hành.
Dự án có tổng diện tích 464ha, nằm trong KCN Dầu khí Long Sơn (TP. Vũng Tàu); trong đó, 398ha xây dựng nhà máy (gồm 10 nhà máy, công suất chế biến 2,7 triệu tấn nguyên liệu/năm), 66ha đất xây dựng các công trình phụ trợ khác như cảng, cầu tàu, các kho chứa hàng, nhà máy điện…
Theo thiết kế, dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn có khả năng sản xuất 1,6 triệu tấn Olefin/năm với công nghệ nghiền linh hoạt từ các nguyên liệu như ê-than, proban, napta… Ngoài ra, với công nghệ nghiền tích hợp, nhà máy còn có thể sản xuất thêm các sản phẩm đa dạng như polyethylene (PE), polypropylene (PP) và vinyl chloride monomer (VCM).
SCG cho biết các hoạt động của gói thầu EPC của dự án sẽ được thực hiện từ quý 3/2018 và toàn bộ dự án có thể đi vào hoạt động thương mại từ đầu năm 2023. Theo thiết kế, dự án hoá dầu Long Sơn có công suất sản phẩm olefin đạt 1,6 triệu tấn/năm.
Cái tên SCG không còn mấy xa lạ với thị trường Việt Nam bởi tập đoàn này đã thực hiện rất nhiều thương vụ thâu tóm trong lĩnh vực xi măng, vật liệu xây dựng, giấy, nhựa, hóa chất…
Một trong những thương vụ lớn nhất phải kế đến vụ thâu tóm Prime Group. Sau đó, SCG lần lượt tiến hành mua cổ phần của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) và Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP)…
>> Về tay người Thái, Nhựa Bình Minh dè dặt với kế hoạch kinh doanh 2018