Chứng khoán ACBS chuẩn bị tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng

Ngân hàng ACB sẽ thực hiện việc góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ cho ACBS, từ 7.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng...

Chứng khoán ACBS chuẩn bị tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (mã chứng khoán: ACB), công ty mẹ của Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) đã thông qua việc tăng vốn điều lệ của ACBS thêm 3.000 tỷ đồng.

Theo đó, ngân hàng ACB sẽ thực hiện việc góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ cho ACBS, từ 7.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn này sẽ được triển khai sau khi có sự chấp thuận từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Điểm đáng chú ý là ACBS vừa hoàn tất việc tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng trong quý 4/2023, sau đó tiếp tục tăng lên 7.000 tỷ đồng trong quý 1/2024, toàn bộ đều từ nguồn vốn bổ sung của ngân hàng mẹ ACB. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy một năm, ACB đã bơm thêm 7.000 tỷ đồng vào ACBS.

Nếu tăng vốn thành công, ACBS sẽ chính thức góp mặt trong top 5 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.

Trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng, nhiều công ty chứng khoán đã tích cực thực hiện các đợt tăng vốn trong thời gian qua. Cụ thể, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (mã chứng khoán: MBS) đã hoàn tất chào bán hơn 109 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thu về gần 1.100 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ lên xấp xỉ 5.500 tỷ đồng.

Tương tự, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (mã chứng khoán: SSI) cũng đã phát hành hơn 453 triệu cổ phiếu thưởng và chào bán cho cổ đông hiện hữu, dự kiến nâng vốn điều lệ từ 15.111 tỷ đồng lên gần 19.645 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (mã chứng khoán: VND) cũng đã hoàn tất đợt chào bán gần 244 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đồng thời chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%, qua đó vốn điều lệ từ 12.178 tỷ đồng lên 15.223 tỷ đồng.

Trở lại với tình hình kinh doanh của ACBS, trong quý 3/2024, công ty chứng khoán này ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 661,4 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lãi từ tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu, đạt 311 tỷ đồng, tăng 3,6%. Đáng chú ý, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng mạnh 67,3%, đạt 81,4 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, chi phí hoạt động của ACBS trong kỳ giảm 6,7%, xuống còn 346,1 tỷ đồng. Kết quả là lợi nhuận sau thuế của ACBS trong quý 3 đạt gần 216,8 tỷ đồng, tăng 81,4%, đánh dấu quý có lợi nhuận cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, ACBS đạt 1.888 tỷ đồng doanh thu hoạt động, tăng 59,7% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 545,5 tỷ đồng, tăng 68,1%.

664ab815b8cec-6757-842.png
ACB dự kiến phát hành 15.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Một thông tin đáng chú ý khác liên quan đến ACB, ngân hàng này mới đây đã thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu riêng lẻ lần thứ 3 trong năm 2024. Dự kiến, ACB sẽ phát hành tối đa 150.000 trái phiếu trong 15 đợt, mỗi trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng hoặc bội số của 100 triệu đồng, tương ứng với tổng mệnh giá phát hành tối đa lên tới 15.000 tỷ đồng.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản bảo đảm và không phải là nợ thứ cấp của ACB, với kỳ hạn tối đa 5 năm. Lãi suất sẽ được điều chỉnh linh hoạt theo thị trường hoặc dựa trên lãi suất thả nổi, tính bằng lãi suất tham chiếu cộng với biên độ.

ACB cho biết mục tiêu của đợt phát hành là nhằm phục vụ nhu cầu cho vay, đầu tư và đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Trước đó, ACB đã thông qua hai đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 1 và 2 trong năm 2024, với mỗi đợt có quy mô tối đa 15.000 tỷ đồng. Tính chung, ACB dự kiến phát hành tới 45.000 tỷ đồng trái phiếu trong năm nay.

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến đầu tháng 10/2024, ACB đã phát hành thành công 12 lô trái phiếu với tổng giá trị 27.840 tỷ đồng, qua đó trở thành đơn vị phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất thị trường.

anh-chup-man-hinh-2024-10-23-luc-145845-5614-6080.png
Thị giá cổ phiếu ACB trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 23/10, cổ phiếu ACB đang giao dịch quanh mức 25.400 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của ngân hàng trên thị trường đạt khoảng 113.453 tỷ đồng.

Xem thêm

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm những cái tên đình đám: Vietcombank, BIDV, ACV, FPT, VietinBank và Vinhomes. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...