Thanh toán điện tử đang bùng nổ tại Việt Nam

Theo tờ báo Nhật Bản Nikkei, thanh toán điện tử đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, và bằng các ứng dụng thanh toán hoặc dịch vụ online khác, người dân tại Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề m
Thanh toán điện tử đang bùng nổ tại Việt Nam

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không đến nửa dân số có tài khoản ngân hàng, tỷ lệ còn thấp hơn ở các vùng nông thôn. Và việc thiết bị di động ngày càng nhân rộng cũng như hạ tầng thông tin được cải thiện, thanh toán điện tử sẽ ngày càng phổ biến hơn nữa.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Statista, tổng các giao dịch thanh toán điện tử tại Việt Nam đã tăng 22% trong năm 2017 so với năm trước đó lên đến 6,14 tỷ USD. Con số này dự kiến sẽ còn nhân đôi lên đến 12,33 tỷ USD vào năm 2022.

VNG, nhà điều hành ứng dụng tin nhắn Zalo rất phổ biến tại Việt Nam, dự định sẽ cho cài đặt các điểm cuối (điểm chấp nhận thanh toán) cho ứng dụng ZaloPay tại 1.000 điểm vào cuối năm nay.

PetroVietnam Oil cũng đã giới thiệu một hệ thống thanh toán di động vào tháng 2 năm nay. Còn M-Service, một công ty lĩnh vực Fintech cũng lên kế hoạch tăng lượng người đăng ký ứng dụng MoMo từ 5 triệu lên đến 50 triệu khách hàng vào năm 2020.

Các điểm chấp nhận thanh toán ZaloPay trước tiên sẽ hiện diện tại các cửa hàng tiện ích và cửa hàng điện tử. Dịch vụ này cho phép khách hàng gửi tiền, thanh toán cho các giao dịch online và hóa đơn. ZaloPay cũng có thể được sử dụng để chuyền tiền giữa các tài khoản ngân hàng và xử lý chuyển tiền bằng các mã QR.

Trong khi đó, PV Oil đang chấp nhận thanh toán di động bằng thẻ và QR Code. Hệ thống này được kỳ vọng sẽ giảm bớt tình trạng ùn tắc tại các trạm xăng tại đất nước có hơn 40 triệu xe máy. Hơn nữa, hồ sơ thanh toán cũng có thể được truy cập online, cho phép các doanh nghiệp theo dõi chi phí nhiên liệu.

Ứng dụng tiên phong MoMo cũng đang chạy đua để mở rộng thị phần. Bên cạnh việc thanh toán mua hàng trực tuyến, vé máy bay và hóa đơn, người dùng có thể thanh toán cước Uber nhờ sự kết nối giữa M-Service và Uber Technologies.

Mạng lưới của MoMo hiện đã có 4.000 đại lý, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cơ bản như gửi tiền, rút tiền và chuyển tiền, giúp cho dịch vụ này phổ biến tại nông thôn. Ví dụ như các công nhân nhập cư có thể gửi tiền mặt vào tài khoản MoMo của họ và gửi tiền đến nơi khác không có máy ATM.

Các công ty nước ngoài đang chú ý tới tiềm năng thanh toán điện tử của Việt Nam, quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong khu vực Đông Nam Á với GDP thực tăng 6,8% năm 2017 và tầng lớp trung lưu ngày mở rộng. Alipay của Trung Quốc, được điều hành bởi gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba, đã hợp tác với một công ty tại Việt Nam vào tháng 11/2017 để cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử.

Các ngân hàng nội địa cũng ồ ạt tham gia vào lĩnh vực này. Như Maritime Bank và Sacombank đã cho chạy dịch vụ thanh toán online bằng mã QR của họ, có thể sử dụng tại các của hàng và nhà hàng.

Sự phát triển của các công ty thương mại điện tử như Lazada hay Sendo cũng sẽ đóng góp vào sự phát triển của thanh toán điện tử bởi nhiều người mua sắm trực tuyến hiện không có thẻ tín dụng, đồng thời có thể tránh thanh toán trả tiền khi nhận hàng, một hình thức có thể dẫn tới lừa đảo, trộm cắp.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...