Thảo Điền Sapphire và bí ẩn của những ông chủ đến từ thiên đường thuế

Sai phạm của dự án Thảo Điền Sapphire đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc xử lý giữa UBND TP.HCM và HoREA. Đáng chú ý, chủ thực sự của dự án này là ai vẫn là câu hỏi.
Thảo Điền Sapphire và bí ẩn của những ông chủ đến từ thiên đường thuế

Sở Xây dựng TP.HCM ngày 14/9 đã có văn bản bác đề xuất xin "tha" cho sai phạm tại dự án Thảo Điền Sapphire của Hiệp hội BĐS TP.HCM. Trong tuần này, Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM sẽ làm việc với UBND quận 2, UBND phường Thảo Điền, Công ty Cổ phần TDS và đơn vị thi công, để giải quyết việc xây dựng sai phép tại dự án Thảo Điền Sapphire.

Tại công văn trả lời kiến nghị của HoREA, Thanh tra Sở Xây dựng cho rằng không có cơ sở xem xét, giải quyết đơn cứu xét của Công ty cổ phần TDS (chủ đầu tư dự án Thảo Điền Sapphire), theo đề xuất của hiệp hội với hướng cho phép các công trình xây dựng sai phép được tồn tại để tăng thêm tiện ích cho khu dân cư.

Sở cũng không đồng ý đề xuất TDS phải nộp lại số lợi có được bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép để cho phần xây dựng sai phép tồn tại.

TDS được cho là chủ đầu tư của dự án dính sai phạm bị phạt hành chính với mức cao nhất lên đến 1 tỷ đồng này, nhưng chủ thực sự của dự án vẫn chưa thể xác định.

Bản thân doanh nghiệp là một đường dây sở hữu chồng chéo phức tạp và xuất hiện nhiều doanh nghiệp được đăng ký từ British Virgin Islands (vùng lãnh thổ thuộc Anh, cũng được coi là thiên đường thuế với các doanh nghiệp trên thế giới).

Cụ thể, thời điểm khởi công năm 2015, dự án được giới thiệu là của Công ty cổ phần Sapphire. Đến năm 2017, chủ đầu tư dự án đã thay đổi, là Công ty cổ phần TDS.

Đáng lưu ý, giữa chủ đầu tư trước đó với chủ đầu tư hiện nay của dự án Thảo Điền Sapphire có mối quan hệ chồng chéo.

Công ty cổ phần TDS thành lập tháng 1/2013. Tháng 4/2017 – khi thay đổi đăng ký kinh doanh – công ty có vốn điều lệ 127 tỷ đồng, với 4 cổ đông. Trong đó, Công ty CP Đầu tư dự án Sapphire nắm 34,98% vốn điều lệ, Công ty Reco Holm Private Limited nắm 65% vốn điều lệ.

Hai cá nhân người Việt là bà Nguyễn Thị Thu Thủy và ông Nguyễn Minh Hải nắm 0% vốn điều lệ.

Công ty Reco Holm Private Limited là doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Singapore. Còn lại, Công ty CP Đầu tư dự án Sapphire và các cá nhân tại Công ty TDS đều là những tên tuổi Việt Nam.

Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư dự án Sapphire mới được thành lập 5/2014, là công ty “con” và do Công ty Cổ phần Quản lý Sapphire nắm 50,99% vốn điều lệ. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy (cổ đông Công ty cổ phần TDS) nắm giữ 0% vốn điều lệ.

Cổ đông còn lại nắm 49% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Đầu tư dự án Sapphire là doanh nghiệp đến từ British Virgin Islands, đó là Công ty VPF Property Investment Limited.

Sợi dây sở hữu Công ty cổ phần TDS hiện vẫn chưa rõ, bởi 99,98% vốn điều lệ Công ty Cổ phần quản lý Sapphire lại do một doanh nghiệp khác nắm giữ.

Theo tìm hiểu, doanh nghiệp nắm gần như toàn bộ vốn của Công ty Cổ phần quản lý Sapphire là Công ty sở cổ phần Sakkara Asia Pacific Project Holdings and Investment Real Estate. Đây là một doanh nghiệp Việt nhưng về pháp lý, lại do doanh nghiệp nước ngoài sở hữu, và cũng là doanh nghiệp đến từ “thiên đường thuế”.

Điều bất ngờ là tại doanh nghiệp này, bà Nguyễn Thị Thu Thủy (cổ đông của hai công ty nêu trên) nắm 10,42 % vốn điều lệ. Bà Thủy đang là chủ của Công ty cổ phần Thủy Châu. Một cổ đông người Việt khác là bà Phạm Quỳnh Trâm nắm 20% vốn điều lệ.

Hai cổ đông nước ngoài còn lại là Công ty Sakkara Private Limited (Singapore) nắm 36,13 % vốn điều lệ. Công ty VPF Property Investment Limited đến từ British Virgin Islands nắm 11,89% vốn điều lệ.

Đáng lưu ý, Công ty VPF Property Investment cũng chính là cổ đông nắm 49% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư dự án Sapphire – doanh nghiệp đang gián tiếp có lợi ích tại dự án Thảo Điền Sapphire, thông qua chủ đầu tư là Công ty cổ phần TDS.

Về dự án Thảo Điền Sapphire, trước đó, khi phát hiện dự án này xây dựng sai giấy phép, UBND TP.HCM ra quyết định xử phạt 1 tỷ đồng, buộc tháo dỡ phần vi phạm. Tuy nhiên nhiều tháng qua, chủ đầu tư vẫn không khắc phục mà còn có dấu hiệu tiếp tục thi công, rao bán.

Do vậy, Chủ tịch UBND TP.HCM đã ra quyết định (số 4035/QĐ-CC) cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 2496/QĐ-XPVPHC ngày 20/5, giao UBND quận 2 thực hiện.

Theo Bình Nguyên/ Zing

>> UBND TP.HCM lên tiếng về kiến nghị “cứu” sai phạm tại Thảo Điền Sapphire của HoREA

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...