Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Kết thúc phiên 8/4, chỉ số Dow Jones giảm 320,01 điểm (-0,84%) xuống 37.645,59 điểm và Nasdaq Composite mất 335,35 điểm (-2,15%) còn 15.267,91 điểm. S&P 500 trượt 79,48 điểm (-1,57%) thành 4.982,7; tiến gần hơn đến trạng thái “thị trường gấu” khi giảm gần 19% so với mức đỉnh lịch sử ngày 19/2.

S&P 500 đã mất 5,83 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường, đánh dấu chuỗi giảm mạnh nhất trong bốn ngày kể từ khi chỉ số này được tạo ra vào những năm 1950. Nguyên nhân chính là việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế quan gay gắt đối với hàng loạt đối tác thương mại lớn của Mỹ vào tuần trước.

Mới đây nhất, chiều ngày 8/4, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt tuyên bố chính quyền Trump dự kiến sẽ thực thi thuế quan như kế hoạch, dù gần 70 quốc gia đã liên hệ để bắt đầu đàm phán nhằm giảm bớt tác động của chính sách thương mại Mỹ.

Nhà Trắng cũng xác nhận thêm rằng mức thuế 104% đối với Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ thứ Tư (9/4). Trước đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ không bao giờ nhún nhường trước hành vi “tống tiền”, đe dọa nâng thuế lên trên 100% của ông Trump. Đáp lại, Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer khẳng định sẽ không có bất kỳ ngoại lệ nào đối với các mức thuế này trong thời gian tới.

Chỉ số CBOE Volatility Index (VIX), thường được xem là "thước đo nỗi sợ hãi" của Phố Wall, đã giảm xuống 36,48 điểm vào đầu ngày, nhưng sau đó tăng vọt lên 52,33 điểm, mốc cao nhất kể từ tháng 3/2020.

Lo ngại rằng thuế quan của Mỹ có thể thúc đẩy lạm phát và kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã khiến một số người tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed chi nhánh San Francisco Mary Daly lại cho rằng nền kinh tế vẫn vững mạnh và còn quá sớm để đánh giá tác động của các chính sách mới, do đó Fed không nên vội vàng điều chỉnh lãi suất.

Bà Melissa Brown, Giám đốc nghiên cứu đầu tư tại SimCorp nhận xét: "Ban đầu mọi người cũng bám lấy hy vọng và cố gắng lạc quan, nhưng cuối cùng họ nhận ra rằng không có lý do nào để làm như vậy”. Bà cũng lưu ý rằng mùa báo cáo thu nhập quý sẽ bắt đầu trong vài ngày tới, với JPMorgan, Morgan Stanley và Wells Fargo sẽ công bố vào thứ Sáu. Và dù kết quả quý 1/2025 dự kiến không quá tệ, nhiều công ty có thể đưa ra cảnh báo về tác động của thuế quan trong tương lai.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ đạt 23,45 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức trung bình 17,35 tỷ cổ phiếu của 20 phiên vừa qua.

GIÁ DẦU TIẾP ĐÀ GIẢM

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm hơn 1 USD/thùng xuống mức thấp nhất trong 4 năm do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 1,39 USD, tương đương 2,16%, xuống còn 62,82 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,12 USD, tương đương 1,85%, xuống còn 59,58 USD/thùng.

Kể từ khi chính quyền Donald Trump công bố thuế quan vào ngày 2/4, cả hai loại dầu này đã giảm tới 16%.

Ông Alex Hodes, Giám đốc chiến lược thị trường tại StoneX chia sẻ: "Tình hình hiện tại đang chỉ ra nguy cơ xảy ra suy thoái toàn cầu, kèm theo đó là nguy cơ sụt giảm mạnh nhu cầu năng lượng”.

Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ đã nhiều lần bày tỏ mong muốn hạ giá dầu xuống 50 USD hoặc thấp hơn, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu kinh tế. Theo bà Natasha Kaneva, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại J.P. Morgan dự đoán, Washington sẵn sàng chịu đựng sự gián đoạn trong ngành công nghiệp dầu mỏ, giống như cuộc chiến giá dầu giữa OPEC và ngành dầu đá phiến Mỹ năm 2014, nếu điều đó giúp giảm chi phí sản xuất dầu trong dài hạn.

Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent và WTI sẽ lần lượt chạm mức 62 USD và 58 USD/thùng vào tháng 12/2025; và có thể giảm xuống 55 USD và 51 USD/thùng một năm sau đó, tùy theo tình hình vĩ mô.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...