Theo thống kê, doanh thu bán lẻ và dịch vụ của TP. HCM tăng mạnh sau dịch

Theo báo cáo nhanh của Cục thống kê TPHCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5 của TPHCM ước đạt 94.326 tỷ đồng, tăng 20,03% so với tháng 4.
Theo thống kê, doanh thu bán lẻ và dịch vụ của TP. HCM tăng mạnh sau dịch

Theo Cục thống kê TPHCM, hoạt động thương mại dịch vụ tại thành phố trong tháng 5 bắt đầu trở lại hoạt động nhộn nhịp sau thời gian cách ly toàn xã hội. Khi mở cửa trở lại, các trung tâm thương mại, siêu thị và địa điểm kinh doanh triển khai nhiều ưu đãi, khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng.

Những yếu tố trên tác động làm tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5 ước đạt 94.326 tỷ đồng, tăng 20,03% so với tháng trước. Trong đó, riêng doanh thu bán lẻ là 63.459 tỷ đồng, chiếm 67,3%, tăng 12% so với tháng trước và tăng 5,2% so với tháng cùng kỳ 2019.

Dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 3.323 tỷ đồng, tăng 79,6% so với tháng 4 nhưng giảm 63,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các địa điểm ăn uống đã mở cửa trở lại để phục vụ khách ăn tại chỗ, doanh thu từ dịch vụ ăn uống đạt 3.061 tỷ đồng, tăng 81,8% so với tháng trước; doanh thu ngành lưu trú cũng tăng 57,8%.

Đáng chú ý, du lịch, lữ hành đã có phát sinh doanh thu, tuy nhiên ở mức khá thấp, ước đạt 55 tỷ đồng.

Cũng theo Cục Thống kê TPHCM, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 của thành phố giảm 0,33% so với tháng trước. Trong đó có 3/11 nhóm giảm gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,41%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,97%; nhóm giao thông giảm 2,29%. Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép và nhóm giáo dục không biến động.

Tăng so với tháng trước, gồm: nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11%; các nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình, thuốc và dịch vụ y tế lần lượt có mức tăng nhẹ là 0,05% và 0,02%.

Xem thêm

Năm 2020, thị trường bán lẻ có thêm xu hướng mới?

Năm 2020, thị trường bán lẻ có thêm xu hướng mới?

Báo cáo mới nhất của Tập đoàn Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam về xu hướng của thị trường bất động sản năm 2020 chỉ ra rằng, lĩnh vực bán lẻ thay đổi chóng mặt. Sự thành công của thị trường phụ thuộc nhiều hơn vào chuỗi cung ứng.
Đại dịch Covid-19: Mở lối kinh doanh ngành bán lẻ?

Đại dịch Covid-19: Mở lối kinh doanh ngành bán lẻ?

Dịch SARS-CoV-2 (COVID-19) đã được WHO công bố là đại dịch toàn cầu khi lan đến 183 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 300.000 người mắc bệnh. Con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Dịch bệnh cũng khiến nhiều ngành nghề kinh doanh tổn thất nặng nề.

Có thể bạn quan tâm