Thị trường bất động sản Khu Tây TP.HCM: Tịnh tiến bền vững

Với ưu thế về giá đất, quỹ đất, đa dạng sản phẩm, khu Tây của TP.HCM đang là địa điểm được giới phát triển bất động sản và nhà đầu tư có tầm nhìn xa lựa chọn.

Hạ tầng khu Tây TP.HCM đang đổi thay từng ngày
Hạ tầng khu Tây TP.HCM đang đổi thay từng ngày

Những năm trở lại đây thị trường khu Đông và khu Nam của TP.HCM sôi động về thông tin phát triển hạ tầng bất động sản, trái lại khu Tây (nổi bật như quận 8, Bình Tân, Bình Chánh) lại chinh phục thị trường bằng sự phát triển âm thầm.

Với sự tịnh tiến, giá bất động sản không "nóng" như các khu vực khác và đi vào phân khúc nhà ở đáp ứng giá trị thực trên thị trường, khu Tây TP.HCM đang có được sự phát triển bền vững mà giới đầu tư bất động sản chuyên nghiệp cần đến.

Ngoài ra, theo quan sát, khu Tây TP.HCM đang thu hút giới đầu tư với nhiều dự án được triển khai, quỹ đất lớn, hạ tầng giao thông đầu tư mạnh. Địa bàn này cũng là nơi có dân số cơ học đông, nhiều trung tâm giao thương và công nghiệp mang đến sự tiện nghi về cuộc sống và công việc khiến nguồn cầu của thị trường nhà ở tăng trưởng ổn định.

Hạ tầng giao thông của khu Tây TP.HCM ngày càng hoàn thiện với sự kết nối của các công trình giao thông trọng điểm như Quốc lộ 1A, tỉnh lộ 10, Quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM - Trung Lương, cầu vượt An Sương, các tuyến cao tốc 10 tỷ USD TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) và TP.HCM - Cần Thơ, các tuyến Metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên)…

Sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông ngoài việc đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân còn giúp bất động sản tại các khu vực này phát triển. Số người nhập cư lưu trú tại các quận huyện thuộc khu vực này có tốc độ tăng rất cao và luôn dẫn đầu về số lượng: 4 quận huyện có dân số đông nhất đều thuộc về khu Tây.

khu-tay-3.jpg
Thị trường bất động sản khu Tây TP.HCM đang tịnh tiến một cách bền vững

Lợi thế sẽ rõ nét hơn khi các tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương, tuyến metro số 6 Bình Phú kết nối giữa tuyến metro số 3A Bến Thành – bến xe miền Tây tại vòng xoay Phú Lâm và tuyến metro số 2 tại Bà Quẹo hoàn thành.

Mới đây, TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An đã đồng loạt khởi công tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM. Đây là dự án có quy mô lớn, cả về độ dài lẫn nguồn vốn, khi hoàn thiện sẽ giúp giao thông khu Tây Sài Gòn kết nối với các quận nội thành và Bình Dương, Đồng Nai, Long An thuận tiện hơn.

Tổng chiều dài đường Vành đai 3 TP.HCM là 92 km (nếu trừ đi 15,3km trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn đã hình thành thì chiều dài toàn tuyến là 76,34km), đi qua các địa phương: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 75.378 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Dự kiến hoàn thành vào năm 2026.

Ngoài ra, ngày càng nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu của cư dân khu Tây Sài Gòn xuất hiện mang đến diện mạo mới cho khu vực này như cụm rạp chiếu phim Galaxy, trung tâm thương mại AEON Mall, siêu thị BigC, siêu thị Coop mart, chuỗi cửa hàng tiện lợi của Circle K, công viên, trường học, bệnh viện…

Lợi thế lớn của khu Tây là có các bệnh viện vệ tinh như Nhi Đồng 3, Chợ Rẫy 2, Khu y tế kỹ thuật cao TP.HCM… Các trung tâm thương mại, hệ thống hạ tầng cũng được đầu tư hoàn chỉnh.

Trong tương lai, bất động sản khu Tây TP.HCM dự báo sẽ còn bùng nổ hơn nữa, khu vực này không chỉ là điểm trung chuyển trong mô hình phát triển đô thị tập trung và đa cực của TP.HCM mà còn là khu đô thị cửa ngõ với những dự án dân cư, hạ tầng kết nối cũng như các tiện ích về y tế, giáo dục và thương mại…

Với sự chuyển động của hàng loạt các dự án giao thông, quy hoạch hợp lý thì bất động sản khu Tây sẽ trở thành đối trọng xứng tầm với khu Nam và cả khu Đông của TP.HCM.

Xem thêm

TP.HCM lo ngại “nhiệm vụ bất khả thi” trong phát triển nhà ở

TP.HCM lo ngại “nhiệm vụ bất khả thi” trong phát triển nhà ở

Từ nay đến hết năm 2025, TP.HCM phải phát triển 37,35 triệu m2 sàn nhà ở thì mới đạt chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn 2021 - 2025. Đây được xem là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là "bất khả thi", nhất là trong bối cảnh hoạt động phát triển nhà ở của thành phố đang suy giảm rất nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Mưa bão tàn phá mùa du lịch ở miền Bắc

Mưa bão tàn phá mùa du lịch ở miền Bắc

Nhiều công ty, khách du lịch phải quyết định huỷ, hoặc hoãn các chuyến đi do hậu quả của mưa bão. Nhiều điểm đến hùng vĩ ở miền núi phía Bắc bị sạt lở nghiêm trọng, còn các bãi biển chưa kịp khắc phục sau bão...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...