Thị trường chứng khoán e dè khi tiếp cận vùng kháng cự 1.280 – 1.285

Thị trường chứng khoán đang cho thấy tâm lý khá e dè khi tiếp cận vùng kháng cự 1.280 – 1.285. Nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới...

Thị trường chứng khoán e dè khi tiếp cận vùng kháng cự 1.280 – 1.285

Chứng khoán tuần 1/7-6/7, sau tuần giao dịch giảm điểm trước đó thị trường mở cửa phiên thứ hai tuần này trong sắc xanh, những phiên giao dịch sau đó đều hồi phục rất tích cực giúp cho VN-Index kết tuần tăng 37,72 điểm (+3,03%) lên mốc 1.283,04 điểm. HNX-Index kết tuần tại mốc 242,31 điểm, tăng 4,72 điểm (+1,99%).

Độ rộng thị trường phiên cuối tuần nghiêng về bên bán với 180 cổ phiếu giảm giá, 134 cổ phiếu tăng giá, 61 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE. HNX giao dịch với 70 cổ phiếu giảm giá, 66 cổ phiếu tăng giá, 88 cổ phiếu tham chiếu

Thanh khoản trên cả 2 sàn tuần này giảm so với tuần giao dịch trước đó khi khối lượng khớp lệnh -26,8% tại HOSE và -29% tại HNX. Khối ngoại tuần này tiếp tục đà bán ròng với 2.308,962 tỷ đồng tại HOSE tập trung tại mã VRE (-728,4 tỷ), và các mã FPT (-463,1 tỷ), VHM (-422,2 tỷ) và HPG (-214 tỷ)... ở chiều ngược lại, mua ròng tại mã DSE (+206,4 tỷ), NLG (+194,4 tỷ), BID (+188,2 tỷ)...

Cùng với đó, mua ròng tuần này từ khối ngoại cũng diễn ra trên sàn HNX với 98,779 tỷ đồng, tập trung tại các mã PVS (+114,6 tỷ), IDC (+11,3 tỷ) và NTP (+1,9 tỷ), chiều bán ròng nổi bật với DTD (-11,3 tỷ), SHS (-9,1 tỷ), PVI (-4,9 tỷ)...

Trở lại với thị trường, nhóm ngành nổi bật đóng góp cho sự phục hồi của thị trường tuần này là dầu khí với các mã PLX (+7,46%), BSR (+5,07%), OIL (+16,53%), PVB (+5,15%)...

Ngoài nhóm dầu khí, một số nhóm cổ phiếu khác cũng đóng góp đến sự phục hồi của chỉ số, tiêu biểu như ngành ngân hàng với BID (+9,36%), VCB (+3,29%), LPB (+14,18%), VPB (+2,68%), SHB (+3,07%)...

Nhóm bán lẻ giao dịch trong sắc xanh với MWG (+5,13%), DGW (+5,39%), PET (+2,41%)... nhóm cổ phiếu hóa chất cũng có 1 tuần tăng điểm ấn tượng với CSV khi có 3 phiên liên tiếp tăng kịch biên độ giúp cho tổng kết tuần rất tích cực (+26,5%), DGC (+2,04%).

Ghi nhận trong tuần này, một số ngành khác chứng kiến sự phân hóa, như ngành điện với REE (+4,15%), HDG (+4,8%), GEG (+2,86%)... tuy nhiên các mã khác cùng ngành vẫn tiếp tục điều chỉnh như POW (-2,01%), PPC (-4,63%), và đặc biệt là TV2 (-10,11%) với thông tin bất lợi về việc Bộ Công thương chấm dứt Hợp đồng BOT của siêu dự án 3 tỷ USD Nhiệt điện Sông Hậu 2.

anh-chup-man-hinh-2024-07-07-luc-161029-7524.png
Diễn biến chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Lực cầu tạm thời vẫn chưa có sự lan tỏa rộng và rủi ro đảo chiều vẫn đang hiện hữu

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index tiếp tục giữ được đà hồi phục dưới sự nâng đỡ của nhóm cổ phiếu trụ. Tuy nhiên, nhịp tăng điểm có phần chững lại với việc chỉ số tiếp tục hình thành mẫu nến "Spinning" và độ dốc có phần thoải hơn.

Mặc dù nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang giữ nhịp chính cho thị trường, lực cầu tạm thời vẫn chưa có sự lan tỏa rộng và rủi ro đảo chiều vẫn đang hiện hữu khi chỉ số tiến lên vùng cản gần.

Nhà đầu tư được khuyến nghị bán chốt lời các vị thế trading khi chỉ số tiếp cận các ngưỡng kháng cự và hạ tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp.

VN-Index sẽ sớm hướng lên khu vực 1.300

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

VN-Index kết phiên cuối tuần, hình thành nến Spinning top, tích lũy trở lại ở khu vực 1280 và duy trì nằm trên đường trung bình động MA20. Ở khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo RSI và MACD vẫn đang duy trì xu hướng, hướng lên, cùng với việc CMF tăng trở lại cho thấy thanh khoản mua chủ động đã gia tăng và VN-Index sẽ sớm hướng lên khu vực 1300.

Ở khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo MACD và RSI đang ở vùng cao cùng với việc VN-Index đang nằm trên vùng mây phẳng ichimoku cho thấy VN-Index có thể sẽ tiếp tục tích lũy thêm từ 2-3 phiên trước khi hướng lên khu vực 1300.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục duy trì danh mục, bán giảm những mã cổ phiếu đã giảm dưới vùng hỗ trợ và yếu hơn thị trường, đồng thời cũng có thể cân nhắc lựa chọn giải ngân đối với một số cổ phiếu đang giao dịch sideway và có xu hướng tích lũy hoặc bắt đầu hồi phục trở lại như nhóm ngân hàng, chứng khoán, dầu khí.

VN-Index sẽ tiếp tục duy trì đà tăng điểm

Chứng khoán Bản Việt (VCSC)

Dự báo tuần sau, VN-Index sẽ tiếp tục duy trì đà tăng điểm, kiểm định lại vùng 1.300 điểm khi áp lực bán tuần trước đó đã gần như được hấp thụ hoàn toàn. Ngưỡng hỗ trợ trong phiên sẽ là ngưỡng 1.270 điểm. Bollinger band không có tín hiệu co hẹp, điều này hàm ý rằng biên độ tăng điểm trong phiên ở mức cao. MA20 duy trì chuyển động trên MA50 cho thấy xu hướng.

Chỉ số VN-Index vẫn đang giằng co quanh khu vực kháng cự 1.280 – 1.286

Chứng khoán SSI (SSI)

VN-Index tăng 3,15 điểm (+0,25%) và đóng cửa tại 1.283,04 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 590 triệu đơn vị. Chỉ số VN-Index vẫn đang giằng co quanh khu vực kháng cự 1.280 – 1.286. Các chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX duy trì trạng thái trung tính. Như vậy, chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục dao động trong vùng điểm số trên.

Thị trường e dè khi tiếp cận vùng kháng cự 1.280 – 1.285

Chứng khoán BIDV (BSC)

Thị trường đang cho thấy tâm lý khá e dè khi tiếp cận vùng kháng cự 1.280 – 1.285. Nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ là yếu tố được thị trường quan tâm

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)

VN-Index có tuần tăng điểm tích cực và khôi phục lại toàn bộ số điểm đã mất của tuần trước đó. Diễn biến của chỉ số được hỗ trợ bởi kết quả tăng trưởng vĩ mô rất tích cực được công bố hồi cuối tuần trước và diễn biến tỷ giá trên thị trường chợ đen có phần ổn định hơn.

Trong tuần tới, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết sẽ là yếu tố được thị trường quan tâm. Dòng tiền dự báo có thể tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm có kết quả kinh doanh quý 2 tích cực.

Diễn biến các nhóm cổ phiếu sẽ có sự phân hóa mạnh. Ngoài ra, trong tuần tới, chỉ số CPI của Mỹ trong tháng 6 cũng sẽ được công bố. Thông tin này có thể sẽ có ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như thị trường trong nước, do có thể làm thay đổi kế hoạch lãi suất của Fed trong thời gian tới.

Nhà đầu tư nên tập trung ở các nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý 2 tích cực như bán lẻ, hàng tiêu dùng, thép, điện… hoặc có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh của thị trường để mua gom tích lũy các cổ phiếu có triển vọng lợi nhuận 2 quý cuối năm tích cực nhưng giá đang ở vùng hấp dẫn như bất động sản, xuất khẩu….

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

FiinRatings: Có tới 145.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp "có vấn đề”, phần lớn nằm ở nhóm Năng lượng

FiinRatings: Có tới 145.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp "có vấn đề”, phần lớn nằm ở nhóm Năng lượng

Ngành Năng lượng có tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp có vấn đề lớn nhất 42,7%, tiếp đến là Bất động sản 42,5% và Thương mại, dịch vụ 30,1%. Tính trên giá trị lưu hành, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp có vấn đề có sự suy giảm nhẹ từ 15,4% vào cuối năm 2023 xuống 14,1% vào thời điểm 30/5/2024...

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...