Thị trường điều chỉnh là cơ hội để tích lũy, nhà đầu tư ưu tiên “nhặt” cổ phiếu phòng thủ

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường chứng khoán điều chỉnh là cơ hội để tích lũy các cổ phiếu đầu ngành, ít chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng với mức định giá hấp dẫn...

chung-khoan-giam.jpg
Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay 8/4, với những tin tức tiêu cực hơn về thuế quan từ phía Mỹ, cũng như ảnh hưởng từ phiên sóng gió gần đây của Phố Wall và các thị trường lớn khác, thị trường chứng khoán Việt mở cửa đã giảm sốc và VN-Index rơi về vùng 1.135 điểm, tương đương giảm khoảng 75 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.

Áp lực bán lan rộng khiến hầu hết các nhóm ngành tiếp tục nới rộng đà giảm và đã có 200 mã giảm sàn trong số hơn 450 cổ phiếu mất điểm, tính riêng trên sàn HOSE. Áp lực bán gia tăng, VN-Index giảm hơn 75 điểm, về vùng 1.135 điểm. Sàn HOSE có 198 mã sàn, ngay cả các bluechip cũng không thoát khỏi, như HPG, MBB, VCB, CTG...

Thanh khoản tiếp tục là điểm nhấn khi đạt 660,7 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 14.000 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay 8/4, VN-Index hồi phục nhẹ, giảm còn 67,74 điểm (-5,6%), về mức 1.142,93 điểm, so với mức giảm sâu nhất gần 77 điểm trong buổi sáng. Sàn HOSE có 482 mã giảm điểm, trong đó 180 mã giảm sàn. Thanh khoản đạt 812,3 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 17.615 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng 1.425 tỷ đồng, tập trung xả các cổ phiếu MBB (365 tỷ đồng), FPT (273 tỷ đồng), STB (239 tỷ đồng)... Toàn bộ các nhóm ngành trên thị trường đều sụt giảm: công nghệ (-6,76%), ngân hàng (-5,59%), chứng khoán (-7,08%), bất động sản (-5,14%), năng lượng (-7,22%)...

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm 14,62 điểm (-6,72%) về mức 202.35 điểm với 178 mã giảm điểm, trong đó có có 63 mã giảm sàn. Thanh khoản đạt 62,683 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 914,377 tỷ đồng.

HẠ DỰ BÁO VN-INDEX XUỐNG VÙNG 1.350 – 1.380 ĐIỂM

Tại báo cáo mới cập nhật, Chứng khoán MBS nhận định thị trường sẽ khó có nhịp phục hồi nhanh chóng. Ngoài dư âm của thuế đối ứng, có nhiều yếu tố rủi ro có thể tác động đến thị trường trong ngắn hạn .

Ở bối cảnh thế giới, thị trường chứng khoán Mỹ đang bước vào giai đoạn điều chỉnh khi đà bán tháo các cổ phiếu công nghệ vẫn chưa chấm dứt. Với tác động kém tích cực từ chính sách thuế quan, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn được dự báo sẽ duy trì xu hướng giảm trong 2 tháng tới.

Về yếu tố mùa vụ, tháng 4 và tháng 5 cũng đồng thời là thời điểm “vùng trống thông tin”, không có thông tin tích cực hỗ trợ, vì vậy diễn biến thị trường thế giới sẽ tác động đến chỉ số VN-Index lớn hơn.

Ở bối cảnh trong nước, tỷ giá vẫn là rủi ro lớn nhất, gây áp lực lên thị trường trong suốt nửa đầu năm. Sau thông tin thuế đối ứng, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng bật tăng lên mức gần 25.800 VND/USD (tăng 1,3% so với đầu năm, tỷ giá tự do cũng áp sát ngưỡng 26.000 VND/USD, cao nhất từ đầu năm đến nay.

hinh-anh-8-4-25-luc-1026-20250408102649279.jpg

Với quan điểm thuế suất cuối cùng được áp dụng cho Việt Nam khó về mức thấp như kỳ vọng, MBS hạ dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết đạt từ mức 18% - 19% xuống còn 16% - 16,5% cho giai đoạn 2025 – 2026. Đồng thời, hạ định giá của thị trường xuống mức 12,5 lần P/E từ mức 13 lần P/E trước đây, nhằm phản ánh các rủi ro về sự chuyển dịch của dòng vốn nước ngoài.

Tổng hợp các yếu tố trên, đội ngũ phân tích hạ dự báo mục tiêu VN-Index xuống mức 1.350 – 1.380 trong năm 2025, từ mức 1.400 – 1.420 trước đây.

“Nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, chính sách hỗ trợ tích cực, các nút thắt pháp lý được tháo gỡ, môi trường lãi suất thấp kết hợp với tăng trưởng lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên nền thấp của cùng kỳ năm ngoái vẫn là các yếu tố đảm bảo cho sự tăng trưởng của chỉ số VN-Index trong năm 2025. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiến gần hơn đến cơ hội được tham gia vào nhóm các thị trường chứng khoán mới nổi của FTSE trong năm 2025 cũng như MSCI trong năm 2026 ”, báo cáo cũng nêu rõ.

Tại báo cáo chiến lược thị trường tháng 4, SSI Research cho rằng VN-Index hiện đang giao dịch ở mức P/E hỗn hợp (trung bình của P/E 4 quý gần nhất và P/E ước tính 1 năm) là 11,6 lần, thấp hơn 25% so với mức trung bình từ năm 2016 đến nay là 15,5 lần.

So với các đợt điều chỉnh trước đây, P/E hỗn hợp hiện tại chỉ cao hơn mức thấp được ghi nhận trong đợt Covid-19 tháng 3/2020 và khi bị ảnh hưởng rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp vào cuối năm 2022.

ssi.jpg
Nguồn: SSI Research

Trong 10 năm qua, VN-Index đã điều chỉnh hơn 4% trong 24 lần. Mặc dù thị trường có thể còn động lực điều chỉnh trong ngắn hạn, tỷ lệ thị trường hồi phục sau giai đoạn 1 - 3 tháng và 12 tháng tương đối cao - ở mức 70% và 75% - với tỷ suất sinh lời trung bình sau 12 tháng là 16%.

"Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có đợt bán mạnh, nhưng trên nền tảng định giá đang ở mức hấp dẫn. Hệ số định giá P/E hỗn hợp về mức 11,6 lần sau 2 phiên giảm mạnh ngày 3 và 4/4, thấp hơn 25% so với mức trung bình từ năm 2016 đến nay", nhóm phân tích nhận định.

Do đó, SSI Research đánh giá đây là cơ hội cho các nhà đầu tư khi định giá thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay thấp hơn so với giai đoạn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 2028 - 2019.

Câu chuyện tăng trưởng nội địa của Việt Nam vẫn mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi các yếu tố cụ thể, bao gồm nâng hạng thị trường chứng khoán và kết quả từ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và phát triển kinh tế tư nhân.

THỊ TRƯỜNG ĐIỀU CHỈNH LÀ CƠ HỘI ĐỂ TÍCH LŨY CÁC CỔ PHIẾU ĐẦU NGÀNH

Dựa vào những yếu tố phân tích trên, SSI Research cho rằng, tin xấu có thể lại là cơ hội tốt đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là cơ hội ở các ngành phòng thủ như hàng tiêu dùng thiết yếu, năng lượng/điện, công nghệ thông tin và các ngành liên quan đến cơ sở hạ tầng trong nước như vật liệu xây dựng.

Tương tự, các chuyên gia của MBS cho rằng thị trường điều chỉnh là cơ hội để tích lũy các cổ phiếu đầu ngành, ít chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng với mức định giá hấp dẫn.

Với nhận định nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, chính sách hỗ trợ tăng trưởng tích cực, các nút thắt pháp lý được tháo gỡ, môi trường lãi suất thấp, các nhóm ngành như bất động sản dân cư, ngân hàng, điện, thép, xây dựng hạ tầng, dầu khí thượng nguồn sẽ ít chịu tác động trực tiếp từ chính sách thuế đối ứng.

Bên cạnh đó, đợt bán tháo vừa qua đã đưa định giá một số cổ phiếu đầu ngành công nghệ (FPT), thực phẩm tiêu dùng (VNM) xuống vùng định giá hấp dẫn để tích lũy.

MBS nhận định riêng về nhóm bất động sản dân cư sẽ duy trì đà bàn giao và ghi nhận ở các dự án, lợi nhuận tăng mạnh từ nền thấp năm ngoái. Trong quý 1/2025, lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản dự kiến đều có sự cải thiện so với cùng kỳ nhờ hoạt động bàn giao sản phẩm tốt hơn.

Trong khi một số doanh nghiệp bất động sản phía Nam dự kiến bàn giao phần còn lại của một số dự án cao tầng (Privia - KDH, Akari - NLG) hay số ít sản phẩm bất động sản liền thổ (Gem Sky World - DXG) giúp kết quả chỉ cải thiện từ mức nền thấp, thậm chí âm (NLG) của năm ngoái; VHM lại được kỳ vọng tìm kiếm động lực tăng trưởng lợi nhuận đột biến trên nền cũ phần lớn nhờ ghi nhận bàn giao một số dự án khu vực phía Bắc như Royal Island, Ocean Park 2&3 hay Golden Avenue.

Ngoài ra, tại nhóm ngân hàng , mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao là đầu kéo tăng trưởng. Lợi nhuận sau thuế các ngân hàng theo dõi được dự báo tăng khoảng 15% trong quý 1/2025 nhờ tăng trưởng tín dụng toàn ngành khả quan hơn cùng kỳ, tính đến 25/3/2025, tín dụng toàn hệ thống đã tăng 2,5% so với đầu năm (cùng kỳ 0,26%).

Tại nhóm công nghệ, MBS cho biết kinh tế số vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, với đại diện là FPT. Định giá hấp dẫn là cơ hội để tích lũy FPT không chịu ảnh hưởng từ sắc thuế mới của Mỹ.

Bên cạnh đó, triển vọng các thị trường xuất khẩu phần mềm chính vẫn khả quan với xu hướng chuyển đổi số rộng rãi, tiêu biểu như thị trường Nhật Bản, Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Âu. MBS dự báo lợi nhuận ròng FPT sẽ tăng 21% trong năm 2025, P/E forward 2025 hiện ở mức 15,9 lần, là mức hấp dẫn để đầu tư.

Với nhóm dầu khí thượng nguồn, các doanh nghiệp dầu khí thượng nguồn sẽ ít chịu tác động bởi thuế đối ứng, trong khi lợi nhuận vẫn được đảm bảo bởi khối lượng backlog hiện tại.

Điển hình như PVS, sẽ không chịu ảnh hưởng từ thuế quan của Mỹ, đồng thời ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tích cực và vững chắc trong giai đoạn 2025-2026 nhờ công việc đến từ đại dự án Lô B - Ô Môn, các dự án dầu khí trong nước và một số dự án điện gió ngoài khơi.

Mặt khác, nhóm xây dựng hạ tầng với kỳ vọng giải ngân đầu tư công dự kiến tăng trưởng 14% với mục tiêu trở thành trụ cột thúc đẩy GDP năm 2025.

Xem thêm

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...

Có thể bạn quan tâm

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Quỹ đầu tư đến từ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Yeah1

Trong bối cảnh thị trường truyền thông và giải trí cạnh tranh khốc liệt, Yeah1 ghi dấu ấn bằng kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý đầu năm 2025. Doanh nghiệp này còn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại khi một quỹ lớn đến từ Phần Lan chính thức trở thành cổ đông lớn...

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

"Họ Vin” khởi đầu 2025 rực rỡ, lợi nhuận quý 1/2025 lập kỷ lục

Sau một năm 2024 đầy biến động, hệ sinh thái Vingroup bước sang năm 2025 với khí thế bứt phá ngoạn mục, thể hiện rõ qua loạt báo cáo tài chính quý 1 từ các "trụ cột" trong tập đoàn (bất động sản, sản xuất đến bán lẻ0 đồng loạt ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng...