Tìm hiểu về “du lịch bền vững” đang được các “tín đồ” du lịch cân nhắc

Khái niệm “du lịch bền vững” đang được các “tín đồ” du lịch cân nhắc trước tác động của con người đến môi trường khi các điểm du lịch dần mở cửa trở lại, cùng việc biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng trong bối cảnh hiện tại.

Sáng tạo trong cách ăn mặc: 

Để vừa nhẹ hành lý và vẫn thay đổi đa dạng cách ăn mặc, bạn nên đem theo những món đồ đa năng có thể mặc nhiều lần, hoặc tập phối màu sắc và biến tấu nhiều phong cách trên cùng một kiểu dáng. Ngoài ra, tránh chạy theo trào lưu và hạn chế sắm quá nhiều quần áo mới trước chuyến du lịch. Nếu đi du lịch trong thời gian dài, hãy mang theo quần áo gọn nhẹ, nhanh khô và sử dụng dịch vụ giặt ủi trong thời gian đó để tiết kiệm năng lượng và lượng nước sử dụng.

Chất liệu quần áo:

Bạn cần chú ý các chỉ số chất liệu trên tag quần áo ngay từ khâu mua sắm, hạn chế sử dụng quần áo làm từ các loại vải có tác động xấu đến môi trường như polyester và nylon, thay vào đó là những chất liệu thân thiện môi trường như cotton hữu cơ, lụa, lanh,.. Bên cạnh đó, hiện có rất nhiều sản phẩm giặt giũ thân thiện với môi trường, từ bột giặt dạng miếng mỏng, đến các loại chai đựng để bạn chiết sẵn sản phẩm từ nhà và có thể đổ đầy lại.

Biện pháp đảm bảo an toàn ăn uống: 

Để đảm bảo vấn đề môi trường, hãy hạn chế việc mua chai nước nhựa dùng một lần và nhớ cầm theo bình nước bằng thép không gỉ. Nếu lịch trình cần đến những nơi có nguồn nước không an toàn hay dựa vào nguồn nước tự nhiên, viên lọc nước hoặc ống lọc tia cực tím – có dạng que nhỏ và nhẹ phát ra tia cực tím để diệt vi khuẩn là lựa chọn không thể bỏ qua khi đi cắm trại hoặc hiking.

Vật dụng ăn uống tái sử dụng: 

Nhằm hướng tới mục tiêu không rác thải trong quá trình du lịch, vấn đề ăn uống là một điểm bạn cần lưu ý để bảo vệ môi trường. Theo đó, hãy thử dùng những món chay hoặc thuần chay, hay lựa chọn thực phẩm hữu cơ hoặc có nguồn gốc từ địa phương. Ngoài ra, nếu bạn ăn ở ngoài chợ hoặc đường phố, cần ghi nhớ đem theo dụng cụ ăn uống bằng tre để tránh muỗng đũa sử dụng một lần, hoặc mang theo ống hút kim loại khi thưởng thức những món uống, và đừng quên đem theo túi tote để có thể đựng thật nhiều đồ khi ghé các khu mua sắm.

Sản phẩm hoá chất khi đi biển: 

Bạn cần lưu ý về chứng nhận bền vững của kem chống nắng, đặc biệt khi trải nghiệm những khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm như rạn san hô. Vì các hoá chất trong kem chống nắng có thể gây hại cho đại dương và sinh vật dưới nước, bạn hãy đảm bảo sản phẩm này được dán nhãn “an toàn cho rạn san hô”, tương tự với thuốc chống muỗi và một số hoá chất chống côn trùng khác có thể gây hại cho môi trường. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo những bài thuốc tự nhiên như dùng sả hoặc bạc hà.

Đồ nhựa không thể tái chế: 

Để hạn chế tác động lên môi trường, bạn có thể bắt đầu từ việc giảm bớt trọng lượng của hành lý, từ đó các phương tiện di chuyển sẽ hao nhiên liệu chậm hơn và hạn chế khí thải ra ngoài tự nhiên. Thế nhưng, nếu bạn vừa muốn hành lý gọn nhẹ nhưng vẫn đầy đủ các vật dụng vệ sinh cá nhân, hãy thử dùng các sản phẩm an toàn cho hệ sinh thái thay vì sử dụng nhựa không thể tái chế, như bánh dầu gội và dầu xả – một phát minh đột phá khi không cần bao bì nhựa và vô cùng gọn nhẹ.

Có thể bạn quan tâm