Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy thực hành Kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020 và hiện thực hóa định hướng phát triển KTTH của ngành Dệt May Việt Nam, ngày 26/8/2022, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF- Vietnam) và Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May”

Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án Tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May, tổ chức các hoạt động giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này tăng cường kiến thức, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện các giải pháp kinh tế tuần hoàn về nguyên liệu, tài nguyên nước- năng lượng, chất thải, nước thải.

Sớm phê duyệt Chiến lược phát triển Dệt May

Theo Vitas năm 2022 mục tiêu Dệt May Việt Nam là XK 43–43,5 tỷ USD. Ngoài ta trong Dự thảo “Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” Ngành tiếp tục có cơ hội phát triển tương đối nhanh. Dự kiến KNXK bình quân sẽ tăng từ 5% - 6%/năm trong giai đoạn đến năm 2030 (năm 2030 dự kiến 68 – 70 tỷ USD và từ 2% - 3% giai đoạn từ 2031 đến 2045 (năm 2045 đạt khoảng 95 – 100 tỷ USD).

Theo Dự thảo từ nay - 2030 Dệt May Việt Nam sẽ chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Giai đoạn 2030 - 2045 Ngành sẽ phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; đồng thời Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới…

Tại Hội thảo ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết để phát triển theo hướng bền vững Ngành phải giải quyết được các thách thức như: chủ động nguồn cung nguyên phụ liệu (bông, xơ, vải, phụ liệu…) hiện đang phụ thuộc lớn vào nhập khẩu;

Thách thức đáng kể theo ông Cẩm là trong khâu dệt nhuộm hiện Ngành chưa có quy hoạch không gian phát triển các KCN lớn, có xử lý nước thải tập trung (Chiến lược phát triển đến 2030, tầm nhìn đến 2035 chưa được phê duyệt); Và theo nhận thức cũ nhiều địa phương không mặn mà với việc cấp phép các dự án dệt, nhuộm…

Với thực tế hầu hết các thị trường XK của Dệt May là các thị trường đẳng cấp, khó tính có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn sản phẩm (hiện các thị trường này đang thay đổi nhật thức từ thời trang nhanh sang thời trang bền vững theo hướng kinh doanh tuần hoàn, đòi hỏi các chuỗi cung ứng phải được truy soát về tiêu chuẩn lao động, môi trường…)… đang là thách thức lớn đối với Ngành

Ngoài ra nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho CN 4.0, các khâu dệt, nhuộm, thiết kế cũng như nhu cầu về vốn (rất lớn) cho phát triển bền vững, chuyển đổi xanh, Kinh doanh tuần hoàn cũng là những bài toán mà Dệt May Việt Nam phải giải quyết để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững…

Chủ động đáp ứng các tiêu chí kinh tế tuần hoàn

PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh tham luận tại sự kiện

Tham luận tại Hội thảo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách TN&MT đã giới thiệu phân tích chi tiết về chính sách thúc đẩy KTTH trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Nghị định hướng dẫn 08/2022 NĐ-CP

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Chính phủ khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, vì vây các doanh nghiệp trong đó có Doanh nghiệp Dệt May cần hiểu rõ các quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đặc biệt là điều 138 tại Nghị định 08/2022 NĐ – CP quy định chung về KTTH, qua đó chủ động triển khai các giải pháp đáp ứng tiêu chí KTTH từ đó tranh thủ được các ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường, cơ chế khuyến khích về tín dụng xanh, trái phiếu xanh, dự án được cấp tín dụng xanh...

Bên cạnh những nội dung cụ thể về luật định; chiến lược quốc gia, định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May… Hội thảo tập trung thảo luận giới thiệu về các chính sách đầu tư, ưu đãi tài chính cho KTTH; Tín dụng xanh cho ngành Dệt May…

hình ảnh về các sản phẩm của Faslink

CEO Công ty Thời trang và Kết nối (Faslink) về hành trình tìm kiếm nguyên liệu, R&D và thương mại hoá các loại sợi vải xanh từ bã cà phê, vỏ hàu, thân và lá sen…

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May; Giải pháp tái sử dụng nước thải tại các KCN ngành Dệt nhuộm…

giới thiệu các giải pháp sử dụng hiệu quả nước tại Hội thảo

Giới thiệu Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May.

Theo Vitas trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thực hiện cam kết tại COP 26, yêu cầu tuân thủ pháp luật về môi trường, tiết kiệm tài nguyên, bao gồm tài nguyên nước. Dệt May phải đáp ứng các yêu cầu mới từ các quốc gia nhập khẩu lớn nhất là về khía cạnh môi trường (giảm tác động môi trường bằng cách tăng độ bền của sản phẩm, tái sử dụng, tái chế, kéo dài tuổi thọ sản phẩm)

Điển hình là Châu Âu với Chiến lược mới “Dệt May Bền vững” khả năng áp dụng từ 2023 gồm 3 tiêu chuẩn: (i) độ bền, khả năng tái sử dụng, tái chế từ sợi thành sợi và hàm lượng tái chế bắt buộc; (ii) DN phải in dữ liệu liên quan tiêu chuẩn và quá trình SX trên nhãn quần áo; (iii) cấm công ty không vứt bỏ quần áo không bán được hoặc phải báo cáo số lượng thải bỏ)… cho thấy kinh doanh tuần hoàn đang là xu thế, bước đi tiếp theo của tất cả các lĩnh vực sản xuất trong đó có dệt may Việt Nam

Theo Vitas để đẩy nhanh tận dụng hiệu quả KTTH trong sản xuất kinh doanh trước hết các doanh nghiệp trong Ngành cần nâng cao nhận thức về kinh doanh tuần hoàn; Tìm hiểu kỹ những thách thức và cơ hội khi đổi mới hoạt động kinh doanh sang mô hình tuần hoàn; Có bước đi thích hợp tập trung vào những khâu DN có thế mạnh, ví dụ tuần hoàn nước, điện áp mái…;

ông Trương Văn Cẩm áo đỏ tham luận tại sự kiện

Vitas đồng thời đề xuất bên cạnh sớm phê duyệt Chiến lược phát triển Ngành Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương cần có chính sách minh bạch, rõ ràng, hỗ trợ DN, ngành thực hiện từng bước kinh doanh tuần hoàn.

Đồng thời tập hợp các tài liệu liên quan đến truy soát nguồn gốc NPL, đáp ứng yêu cầu tỷ lệ tái chế, vòng đời sản phẩm, nguyên liệu sạch, khả năng tái chế cao; Phối hợp với nhãn hàng để thực hiện yêu cầu xanh, bền vững, thiết kế sinh thái… của thị trường; Đẩy mạnh liên kết với các DN trong ngành, trong KCN để cùng thực hiện (thu gom nước thải, phế thải để xử lý, tái sử dụng…)

Vitas đồng thời đề xuất bên cạnh sớm phê duyệt Chiến lược phát triển Ngành Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương cần có chính sách minh bạch, rõ ràng, hỗ trợ DN, ngành thực hiện từng bước kinh doanh tuần hoàn...

VINATEX: Chủ động nguồn nguyên liệu trong nước thay thế hàng nhập ngoại Vinh Phan

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...