Tìm hiểu về “du lịch bền vững” đang được các “tín đồ” du lịch cân nhắc

Khái niệm “du lịch bền vững” đang được các “tín đồ” du lịch cân nhắc trước tác động của con người đến môi trường khi các điểm du lịch dần mở cửa trở lại, cùng việc biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng trong bối cảnh hiện tại.
Tìm hiểu về “du lịch bền vững” đang được các “tín đồ” du lịch cân nhắc

Sáng tạo trong cách ăn mặc: 

Để vừa nhẹ hành lý và vẫn thay đổi đa dạng cách ăn mặc, bạn nên đem theo những món đồ đa năng có thể mặc nhiều lần, hoặc tập phối màu sắc và biến tấu nhiều phong cách trên cùng một kiểu dáng. Ngoài ra, tránh chạy theo trào lưu và hạn chế sắm quá nhiều quần áo mới trước chuyến du lịch. Nếu đi du lịch trong thời gian dài, hãy mang theo quần áo gọn nhẹ, nhanh khô và sử dụng dịch vụ giặt ủi trong thời gian đó để tiết kiệm năng lượng và lượng nước sử dụng.

Chất liệu quần áo:

Bạn cần chú ý các chỉ số chất liệu trên tag quần áo ngay từ khâu mua sắm, hạn chế sử dụng quần áo làm từ các loại vải có tác động xấu đến môi trường như polyester và nylon, thay vào đó là những chất liệu thân thiện môi trường như cotton hữu cơ, lụa, lanh,.. Bên cạnh đó, hiện có rất nhiều sản phẩm giặt giũ thân thiện với môi trường, từ bột giặt dạng miếng mỏng, đến các loại chai đựng để bạn chiết sẵn sản phẩm từ nhà và có thể đổ đầy lại.

Biện pháp đảm bảo an toàn ăn uống: 

Để đảm bảo vấn đề môi trường, hãy hạn chế việc mua chai nước nhựa dùng một lần và nhớ cầm theo bình nước bằng thép không gỉ. Nếu lịch trình cần đến những nơi có nguồn nước không an toàn hay dựa vào nguồn nước tự nhiên, viên lọc nước hoặc ống lọc tia cực tím – có dạng que nhỏ và nhẹ phát ra tia cực tím để diệt vi khuẩn là lựa chọn không thể bỏ qua khi đi cắm trại hoặc hiking.

Vật dụng ăn uống tái sử dụng: 

Nhằm hướng tới mục tiêu không rác thải trong quá trình du lịch, vấn đề ăn uống là một điểm bạn cần lưu ý để bảo vệ môi trường. Theo đó, hãy thử dùng những món chay hoặc thuần chay, hay lựa chọn thực phẩm hữu cơ hoặc có nguồn gốc từ địa phương. Ngoài ra, nếu bạn ăn ở ngoài chợ hoặc đường phố, cần ghi nhớ đem theo dụng cụ ăn uống bằng tre để tránh muỗng đũa sử dụng một lần, hoặc mang theo ống hút kim loại khi thưởng thức những món uống, và đừng quên đem theo túi tote để có thể đựng thật nhiều đồ khi ghé các khu mua sắm.

Sản phẩm hoá chất khi đi biển: 

Bạn cần lưu ý về chứng nhận bền vững của kem chống nắng, đặc biệt khi trải nghiệm những khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm như rạn san hô. Vì các hoá chất trong kem chống nắng có thể gây hại cho đại dương và sinh vật dưới nước, bạn hãy đảm bảo sản phẩm này được dán nhãn “an toàn cho rạn san hô”, tương tự với thuốc chống muỗi và một số hoá chất chống côn trùng khác có thể gây hại cho môi trường. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo những bài thuốc tự nhiên như dùng sả hoặc bạc hà.

Đồ nhựa không thể tái chế: 

Để hạn chế tác động lên môi trường, bạn có thể bắt đầu từ việc giảm bớt trọng lượng của hành lý, từ đó các phương tiện di chuyển sẽ hao nhiên liệu chậm hơn và hạn chế khí thải ra ngoài tự nhiên. Thế nhưng, nếu bạn vừa muốn hành lý gọn nhẹ nhưng vẫn đầy đủ các vật dụng vệ sinh cá nhân, hãy thử dùng các sản phẩm an toàn cho hệ sinh thái thay vì sử dụng nhựa không thể tái chế, như bánh dầu gội và dầu xả – một phát minh đột phá khi không cần bao bì nhựa và vô cùng gọn nhẹ.

Xem thêm

LVMH Beauty x Origin Materials phát triển bao bì trung hòa carbon

LVMH Beauty x Origin Materials phát triển bao bì trung hòa carbon

LVMH Beauty, phân khúc nước hoa và mỹ phẩm của tập đoàn xa xỉ Pháp, bao gồm các thương hiệu như Christian Dior Parfums và Guerlain đã ký hợp đồng dài hạn với Origin Materials – công ty chuyên sản xuất vật liệu nhựa không carbon của Hoa Kỳ.
4DFWD x Parley: Hành trình hướng tới chấm dứt rác thải nhựa của adidas

4DFWD x Parley: Hành trình hướng tới chấm dứt rác thải nhựa của adidas

Adidas vừa cho ra mắt đôi giày chạy 4DFWD x Parley kết hợp công nghệ 4D với chất liệu Parley Ocean Plastic và hai phiên bản Ultraboost mới nhất của dòng sản phẩm Made with Nature. Cả 3 mẫu giày đều có những hiệu năng đột phá riêng, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình hướng tới chấm dứt rác thải nhựa của adidas.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...