TKV hoàn thành lỗ khoan sâu kỷ lục tại bể than Quảng Ninh

TKV hoàn thành lỗ khoan sâu kỷ lục tại bể than Quảng Ninh
doi khoan
Tập thể Tổ khoan 12 Công ty cổ phần Địa chất mỏ-TKV

Lỗ khoan MK1227 do tổ khoan 12 Công ty Địa chất mỏ thi công thuộc Đề án thăm dò mỏ than Mạo Khê, được Bộ tài nguyên Môi trường cấp Giấy phép thăm dò số 153/GP-BTNMT ngày 24/8/2020.

Đề án có nhiệm vụ thăm dò 25 vỉa than từ vỉa 1D đến vỉa 12, nằm trong giới hạn mức cao từ lộ vỉa đến - 1000m với mục tiêu: Thiết kế thăm dò để nâng cấp trữ lượng 122 đạt 87% đối với tầng từ -150m đến -400m, 86% tầng từ -400m đến -600m. Đề án có thiết kế một số lỗ khoan sâu đến dưới -1000m nhằm phân định các tập chứa than, tìm kiếm đánh giá tiềm năng trữ lượng tài nguyên dưới mức -600m đến đáy tầng than.

Qua khảo sát thực địa và nghiên cứu địa tầng, vị trí lỗ khoan MK1227 tại khu vực đồi núi cao, dốc đứng của xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đặc điểm địa chất tại đây rất phức tạp, công trình xa khu dân cư, xa nguồn nước, thi công trong khu vực nước có áp, địa tầng sạn kết dày, có độ rỗng lớn thường xuyên gây mất nước rửa hoàn toàn, nước xâm nhập, nước phun...Tầng sét kết có cấu tạo phân lớp mỏng, nhiều mặt trượt cục bộ dọc theo lớp, độ liên kết kém bền vững dẫn đến xảy ra hiện tượng trương nở bó mút và sập lở mạnh thành lỗ khoan.

Đường vào công trình rất khó khăn, nhiều đoạn dốc đứng, cua gấp, trơn trượt rất khó khăn vất vả cho công nhân đi lại và vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn trong nhiều năm qua, để thi công hoàn thành lỗ khoan sâu trên 1000m tại bể than Quảng Ninh thường xảy ra khá nhiều rủi ro, nguy cơ xảy ra sự cố tại những công trình khoan sâu là rất cao. Thực tế nhiều năm qua cho thấy đã có các công trình khoan sâu gặp sự cố phải mất nhiều thời gian và tốn nhiều chi phí nhân công, vật tư, nhiên liệu và cứu chữa vô cùng phức tạp.

mau dia tang
Mẫu địa tầng tại độ sâu 1320m

Công trình có chiều sâu thiết kế là 1.220m và được tiếp tục kéo dài thêm đến 1.320m để thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu địa tầng, kiến tạo, xác định chiều dày các vỉa than chính: từ V.12 đến V.6T. Lấy các loại mẫu: hóa than; khí; thể trọng nhỏ; hóa học tro than và cơ lý đá. Quan trắc địa chất thủy văn địa chất công trình. Đo địa vật lý, đo lặp kiểm tra và đo siêu âm để xác định chính xác hướng cắm và góc dốc của các lớp nham thạch. Yêu cầu kỹ thuật với tỉ lệ mẫu đá 70%; mẫu than 75% và độ lệch đáy giới hạn ≤180.

Với điều kiện thi công rất phức tạp của công trình, Công ty Địa chất mỏ đã chuẩn bị tốt và có những giải pháp tối ưu tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Nhân lực, thiết bị và công nghệ để thi công lỗ khoan trọng điểm này.

Công ty Địa chất mỏ đã đầu tư mua mới máy khoan HXY-5A, cần, ống, máy bơm, cối trộn dung dịch.., đồng bộ và luôn có thiết bị dự phòng. Tập trung đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm khoan sâu, bố trí nhân lực làm liên tục ba ca, ăn ngủ tại công trường, cán bộ chỉ đạo thi công có năng lực trình độ cao, linh hoạt nhạy bén, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa và cứu chữa sự cố, chấp hành nghiêm quy trình, quy phạm kỹ thuật trong vận hành khoan máy địa chất.

Đến thời điểm hiện tại công trình MK1227 là lỗ khoan lấy mẫu khoáng sản sâu nhất do Công ty Địa chất mỏ thi công tại bể than Quảng Ninh.

vi tri khoan
Vị trí thi công lỗ khoan MK1227 trên bản đồ

Việc hoàn thành lỗ khoan đã khẳng định năng lực quản lý, thi công, đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật và năng lực thiết bị khoan hiện có của Công ty Địa chất mỏ hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thi công những công trình khoan lấy mẫu khoáng sản sâu trên 1300 mét.

Lỗ khoan MK.1227 hoàn thành có ý nghĩa rất lớn đối với tập thể, CBCNVC, người lao động Công ty Địa chất mỏ để thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn Công ty lần thứ XX nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Sau thời gian hơn 5 tháng thi công, lỗ khoan MK1227 đã hoàn thành và kết thúc ở chiều sâu 1.320m đảm bảo mục tiêu an toàn, năng suất, chất lượng. Công trình hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ kỹ thuật đề ra, đặc biệt đã xác định được sự tồn tại của các vỉa than và triển vọng tài nguyên mức dưới -600 cánh Bắc mỏ than Mạo Khê là tương đối lớn.

Có được thành quả trên, nhiều năm qua Công ty Địa chất mỏ luôn nhận được sự quan tâm chú trọng đến công tác thăm dò địa chất của lãnh đạo, các ban chuyên môn của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị sản xuất than.

Với chiến lược "Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh" của TKV, trong thời gian tới, công tác thăm dò khảo sát cần có nhiều công trình khoan thăm dò địa chất sâu hơn nữa để chuẩn bị tài nguyên than phục vụ các dự án khai thác, góp phần thực hiện tốt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam theo Quyết định 1103/TTg-CN ngày 21/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Xuân

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...