“Bão suy thoái” đổ bộ ngành thép Trung Quốc

Ngành thép Trung Quốc đang đối mặt với một giai đoạn suy thoái nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài và nền kinh tế bị đình trệ...

“Bão suy thoái” đổ bộ ngành thép Trung Quốc

Ba phần tư các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã ghi nhận thua lỗ trong nửa đầu năm, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ phá sản đối với nhiều doanh nghiệp, theo nhận định của bà Michelle Leung, chuyên gia phân tích cao cấp tại Bloomberg Intelligence.

Các công ty như Xinjiang Ba Yi Iron & Steel Co., Gansu Jiu Steel Group và Anyang Iron & Steel Group Co. đang nằm trong diện đặc biệt dễ bị tổn thương và có thể trở thành mục tiêu mua lại, bà Leung cho biết thêm.

Trên thực tế, môi trường hiện tại được xem như một bước ngoặt quan trọng, có khả năng thúc đẩy mục tiêu thắt chặt kiểm soát và tăng tốc quá trình tái cơ cấu trên diện rộng trong ngành công nghiệp khổng lồ này.

Theo Bloomberg Intelligence, chính phủ Trung Quốc đang nhắm đến việc tập trung 5 nhà sản xuất thép hàng đầu kiểm soát 40% thị trường vào năm 2025, trong khi 10 công ty lớn nhất sẽ chiếm 60%. Mặc dù mục tiêu này được cho là khả thi, nhưng Trung Quốc dự kiến vẫn sẽ tụt hậu so với các “ông lớn” khác trên thế giới như Hàn Quốc và Nhật Bản về mức độ tập trung thị trường.

Ngành thép Trung Quốc đang bị tàn phá bởi sự suy thoái kéo dài của thị trường bất động sản và tình hình tăng trưởng kinh tế bị đình trệ. Xét về tổng thể, những nỗ lực của chính phủ nước này trong việc cứu thị trường bất động sản được coi là giải pháp tốt nhất để phục hồi nền kinh tế.

Nhiều chuyên gia nhận định, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% được mà chính phủ nước này đặt ra có thể đạt được nếu gói cải cách nhà ở của chính phủ Trung Quốc được thực hiện kịp thời, toàn diện và hiệu quả. Mặc dù vậy, vẫn có những ý kiến bi quan cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ còn kéo dài thêm vài năm nữa, tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế.

Thậm chí, người đứng đầu Tập đoàn China Baowu Steel Group Corp., nhà sản xuất thép lớn nhất nước này, đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng hiện tại ở cả ngành bất động sản và ngành thép đều nghiêm trọng hơn so với các đợt khủng hoảng năm 2008 và 2015.

Khi nhu cầu trong nước sụt giảm mạnh, các nhà máy thép Trung Quốc đã chuyển hướng sang xuất khẩu, nhưng điều này cũng dẫn đến các tranh chấp thương mại quốc tế do nhiều quốc gia cho rằng thép Trung Quốc đang được bán phá giá. Theo Bloomberg Intelligence, việc giảm sản lượng và rào cản thương mại toàn cầu ngày càng tăng sẽ dần dần tác động tiêu cực đến xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong một báo cáo được MBS công bố mới đây, các nhà phân tích cho rằng biến động giá thép tại Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào yếu tố nguồn cung khi chính phủ nước này và các nhà sản xuất lớn đang hạn chế sản lượng, đặc biệt là ở các lò luyện sử dụng than để bảo vệ môi trường và giảm thiểu nguồn cung mới. Điều này có thể khiến nguồn cung thắt chặt vào quý 4 năm nay và từ đó tác động tích cực lên giá. Giá thép xây dựng trong tháng 9 đã phục hồi từ mức đáy của tháng 8, tăng nhẹ 4%.

Trong khi đó tại Việt Nam, tiềm năng của ngành nguyên liệu phần lớn đến từ triển vọng trên thị trường bất động sản khi các dự án đầu tư công và phân khúc nhà ở đã hỗ trợ cho nhu cầu thép xây dựng. Theo ước tính, giá thép xây dựng có thể tăng 4% so với cùng kỳ và đạt trung bình 571 USD/tấn. Ngược lại, HRC lại giảm 7% xuống 556 USD/tấn do áp lực từ thép Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm.

Đến năm 2025, nhóm phân tích MBS kỳ vọng thép xây dựng và HRC có thể tăng lần lượt 7% và 6%, đạt mức 611 USD và 590 USD/tấn.

Xem thêm

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Các nước đang phát triển dùng thuế quan để đối phó với hàng Trung Quốc

Nhiều quốc gia, bao gồm Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã áp thuế lên hàng hoá Trung Quốc để giảm thiểu cạnh tranh và thúc đẩy các công ty nước ngoài đầu tư vào địa phương. Trong khi Bắc Kinh gay gắt phản đối chính sách bảo hộ của Mỹ và EU, thì họ lại tỏ ra mềm mỏng hơn với nước đối tác đang phát triển…

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…