TP. HCM “cầu cứu” Phó Thủ tướng gỡ vướng về vốn cho tuyến metro số 1

Vướng mắc của việc xác định giá trị vốn ODA cấp phát còn lại cho dự án tuyến metro số 1 TP. HCM vẫn chưa được tháo gỡ, mặc dù UBND TP đã nhiều lần có văn bản báo cáo, kiến nghị với Thủ tướng và làm việc với lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
TP. HCM “cầu cứu” Phó Thủ tướng gỡ vướng về vốn cho tuyến metro số 1

Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký văn bản khẩn, gửi Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về việc xác định giá trị vốn vay ODA cấp phát từ ngân sách trung ương cho Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1).

Theo đó, để đảm bảo cơ sở pháp lý chặt chẽ trong việc bố trí vốn và giải ngân cho dự án, UBND TP. HCM kiến nghị Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh xem xét, chấp thuận chủ trì một buổi làm việc với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tháo gỡ vướng mắc, giải quyết dứt điểm việc xác định giá trị vốn vay cấp phát từ ngân sách trung ương còn lại của dự án.

Theo thông tin từ UBND TP. HCM, hiện nay, tổng khối lượng thực hiện của toàn dự án đạt 82,5%. Chủ đầu tư đang phối hợp với các đơn vị tư vấn, nhà thầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu mục tiêu năm 2021 hoàn thành công tác thi công, lắp đặt thiết bị để chuẩn bị vận hành khai thác.

Tuy nhiên, cho đến nay, vướng mắc của việc xác định giá trị vốn ODA cấp phát còn lại vẫn chưa được tháo gỡ. Mặc dù UBND TP. HCM đã nhiều lần có văn bản báo cáo, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và làm việc với lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm giải quyết về những quan điểm khác biệt trong việc xác định giá trị còn lại theo tiền Yên hay tiền Đồng.

Hiện nay, tình trạng vướng mắc trong việc giám định giá trị vốn ODA cấp phát còn lại của dự án đã ảnh hưởng đến công tác giải ngân kế hoạch vốn. Cụ thể: năm 2020, dự án đã được phân bổ số vốn là 2.185 tỷ đồng nhưng đã không được giải ngân. Năm 2021, dự án được phân bổ số vốn là 2.484, 293 tỷ đồng, hiện vẫn chưa có cơ sở để giải ngân.

Được biết, dự án metro số 1 luôn trong tình trạng thiếu vốn. UBND TP. HCM đã nhiều lần tạm ứng tiền thanh toán cho các nhà thầu.

Về tuyến metro số 1, tổng mức đầu tư là 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km với 3 nhà ga ngầm và 11 ga trên cao, đang được xây dựng và dự kiến sẽ đưa vào vận hành khai thác thương mại năm 2022.

Hồi tháng 10/2020, đoàn tàu đầu tiên từ Nhật Bản cập cảng Khánh Hội và được vận chuyển về Depot Long Bình, đánh dấu một cột mốc quan trọng cho tuyến metro đầu tiên của TP. HCM.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…