TPBank công bố danh sách cổ đông nắm giữ trên 1% vốn điều lệ

Danh sách này gồm 22 cổ đông, trong đó có 13 tổ chức và 9 cá nhân. Công ty Cổ phần FPT là pháp nhân nắm nhiều cổ phiếu TPB nhất với 149 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 6,7% vốn điều lệ TPBank...

TPBank công bố danh sách cổ đông nắm giữ trên 1% vốn điều lệ

Mới đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank – mã chứng khoán: TPB) vừa công bố danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Danh sách này gồm 22 cổ đông, trong đó có 13 tổ chức và 9 cá nhân. Theo đó, Công ty Cổ phần FPT (mã chứng khoán: FPT) là pháp nhân nắm nhiều cổ phiếu TPB nhất với 149 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 6,7% vốn điều lệ TPBank. Đứng thứ hai là Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI với tỷ lệ sở hữu 5,9%.

Ngoài ra, có 11 tổ chức khác sở hữu trên 1% vốn điều lệ TPBank, trong đó nhóm cổ đông SBI Ven Holdings PTE. LTD và người có liên quan đang nắm giữ khoảng 20% vốn điều lệ TPBank, Quỹ PYN Elite Fund (NON-UCITS) nắm 3,59%, Tổ chức International Finance Corporation (IFC) nắm 1,17% và Quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited nắm 1,12%.

Như vậy, tổng số lượng cổ phần của nhóm cổ đông nước ngoài tại danh sách công bố là 25,88% vốn điều lệ TPBank (theo quy định hiện hành thì tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam).

Về cổ đông cá nhân, ông Nguyễn Hà Long là cổ đông cá nhân nắm nhiều cổ phiếu nhất với hơn 84 triệu cổ phiếu, tương đương 3,82% vốn. Ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị sở hữu 81 triệu cổ phiếu, tương đương 3,71% vốn điều lệ. Ông Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị hiện sở hữu hơn 79 triệu cổ phiếu, tương đương 3,61% vốn điều lệ.

Ngoài ra, ông Đỗ Minh Quân hiện cũng sở hữu hơn 73,5 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 3,34% vốn điều lệ. Cổ đông Trần Cẩm Nhung sở hữu hơn 71,2 triệu cổ phiếu, tương đương 3,23% vốn điều lệ.

4 cổ đông cá nhân khác gồm Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Khánh Ly, Đỗ Minh Đức, Đỗ Vũ Phương Anh lần sở hữu lượng cổ phiếu tương đương 3,07%; 1,85%, 1,11% và 1,11% vốn điều lệ của TPBank.

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội (HNX) vừa qua đã có thông báo liên quan tới giao dịch trái phiếu tại ngân hàng TPBank. Cụ thể, trong ngày 30/8, ngân hàng này đã phát hành thành công 2 lô trái phiếu mã TPBL2427012 và TPBL2427013, mệnh giá mỗi trái phiếu là 100 triệu đồng.

Lô trái phiếu TPBL2427012 có khối lượng là 20.000 trái phiếu, tương ứng số tiền huy động thành công là 2.000 tỷ đồng. Kỳ hạn 3 năm, tương ứng ngày đáo hạn là 30/8/2027. Lãi suất phát hành là 5,3%/năm.

Trong khi đó, lô trái phiếu TPBL2427013 có khối lượng là 1.425 trái phiếu, tương ứng số tiền huy động thành công là 142,5 tỷ đồng. Kỳ hạn 7 năm, tương ứng ngày đáo hạn là 30/8/2034. Lãi suất phát hành là 6.68%/năm.

Trong tháng 8/2024, TPBank có tổng cộng 8 lần huy động trái phiếu thành công. Hai lô trái phiếu có giá trị lớn nhất là TPBL2427012 và TPBL2427010 với khối lượng mỗi lô là 2.000 tỷ đồng, cùng được đáo hạn vào năm 2027.

Các lô còn lại có khối lượng lẻ hơn nhưng có kỳ hạn 10 năm, với lãi suất phát hành đều là 6,68%/năm.

Tổng khối lượng trái phiếu mà TPBank huy động thành công trong tháng 8/2024 là 4.677 tỷ đồng. Còn tính tổng cả năm 2024, ngân hàng này đã chào bán thành công hơn 11.876 tỷ đồng từ trái phiếu.

Một nội dung đáng chú ý khác, TPBank đã thông tin về việc tăng vốn điều lệ dưới hình thức phát hành tối đa 440,3 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 20%, nâng vốn điều lệ từ 22.016 tỷ đồng lên tối đa 26.419 tỷ đồng.

Phương án tăng vốn này đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên TPBank 2024 và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận triển khai. Trước đó, vào tháng 7/2024, TPBank cũng đã hoàn thành chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng một cổ phiếu được nhận 500 đồng.

Theo báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét, TPBank đạt 3.732 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Với hoạt động kinh doanh khởi sắc, TPBank liên tiếp lọt vào nhiều bảng xếp hạng uy tín.

Xem thêm

Cổ đông ngân hàng “bội thu” cổ tức

Cổ đông ngân hàng “bội thu” cổ tức

Thời gian qua, nhiều ngân hàng đã hoàn tất thực hiện chi trả cổ tức bằng cả tiền mặt lẫn cổ phiếu cho cổ đông để đẩy mạnh tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính…

LPBank công bố thông tin cổ đông lớn

LPBank công bố thông tin cổ đông lớn

Ông Nguyễn Đức Thụy đang nắm hơn 70,7 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 2,76% vốn điều lệ. Trong khi đó, những người liên quan nắm giữ hơn 3,8 triệu cổ phiếu LPB, tương ứng 0,0002% vốn điều lệ...

Có thể bạn quan tâm

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

Những “ông lớn” dẫn đầu vốn hóa trên sàn chứng khoán Việt Nam

6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm những cái tên đình đám: Vietcombank, BIDV, ACV, FPT, VietinBank và Vinhomes. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn...

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

HOSE và HNX cắt margin 170 mã chứng khoán trong quý 4/2024

Các nguyên nhân bị cắt margin gồm chứng khoán thuộc diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch; lợi nhuận sau thuế là số âm, báo cáo kiểm toán có ý kiến của đơn vị kiểm toán; thời gian niêm yết dưới 6 tháng…

VN-Index kỳ vọng sẽ công phá mốc 1.300 điểm trong tháng 10

VN-Index kỳ vọng sẽ công phá mốc 1.300 điểm trong tháng 10

Tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo tiếp tục đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Mặc dù có thể cần một giai đoạn tích lũy ngắn hạn, nhưng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết vào cuối năm 2024 và 2025 sẽ hỗ trợ thị trường quay lại đà tăng trưởng...

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Kết quả kinh doanh quý 3 phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành

Một số nhóm ngành dự báo sẽ có kết quả kinh doanh tích cực là ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, dầu khí, bán lẻ, vật liệu xây dựng. Ngược lại, những nhóm ngành có thể sẽ không đạt kết quả như kỳ vọng bao gồm chứng khoán, vận tải, thủy sản...

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời: Từ tập đoàn dẫn đầu ngành nông nghiệp đến vòng xoáy khủng hoảng tài chính và nhân sự

Lộc Trời đang phải đối mặt với những biến động lớn khi cựu CEO Nguyễn Duy Thuận bị đề nghị có biện pháp ngăn chặn vì đã có hành vi gian dối, gây thất thoát tài sản của công ty. Cùng với đó, tình trạng nợ nần và thua lỗ lớn đã đẩy tập đoàn vào giai đoạn khó khăn chưa từng có...

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng 3%

Ba chỉ số chính của Phố Wall đồng loạt giảm điểm vào 7/10 khi các nhà giao dịch hạ kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất và lo ngại xung đột Trung Đông sẽ tác động tới giá dầu…

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Chờ tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới tăng tỷ trọng cổ phiếu

Dù chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều, song áp lực giảm sâu là rất khó xảy ra. Nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục, nhưng hạn chế việc mua bình quân giá xuống. Cần kiên nhẫn chờ đợi vùng hỗ trợ mạnh 1.250-1.255 điểm hoặc chờ thêm tín hiệu đảo chiều rõ ràng mới gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ