Trào lưu rời thủ đô, ở resort và làm việc từ xa tại Philippines

Rất nhiều người Philippines đang chọn lối sống “du mục kỹ thuật số” (digital nomad), vừa thoát khỏi sự ngột ngạt của dịch bệnh, vừa giúp đỡ các cộng đồng đang chật vật vì không có khách du lịch.

Khi thủ đô Manila đông đúc trở thành một điểm nóng về dịch bệnh Covid-19, giới trẻ Philippines đã chuyển tới các thị trấn nhỏ để làm việc từ xa và tận hưởng cuộc sống thoải mái hơn. Đây vốn là những điểm đến nổi tiếng nhưng nay trở nên hoang vắng vì hầu như không có khách du lịch.

Tanya Mariano, 37 tuổi, đã rời thủ đô tới sinh sống tại San Juan - một thị trấn du lịch nhỏ ven biển cách Manila vài giờ di chuyển. Là một nhà văn tự do và chuyên gia truyền thông, Mariano cho biết việc chuyển nhà lần này là một “cải thiện lớn về cuộc sống”; hiện tại cô thấy rất dễ chịu vì được sống “bên đại dương và gần gũi với thiên nhiên”. Hàng ngày, cô vẫn làm việc bình thường và tham gia các cuộc họp bằng máy tính xách tay.

Trào lưu rời thủ đô, ở resort và làm việc từ xa tại Philippines - 1

Nguồn: AFP

Tanya Mariano chuyển từ Manila để tới sống tại một khách sạn bên bờ biển tại San Juan.

Không có số liệu chính thức về những người rời bỏ Manila để làm việc từ xa, tuy nhiên dù chỉ một phần nhỏ so với hàng triệu du khách trước đây, cũng đã là một niềm an ủi cho những cộng đồng phụ thuộc vào du lịch tại Philippines.

Bravo Beach Resort trên hòn đảo du lịch Siargo, miền Nam Philippines hiểu rõ “nỗi đau” này, khi mỗi tháng phải chịu lỗ hơn 4.100 USD. Vốn quen với việc đầy kín du khách trong nước và quốc tế, giờ đây khu nghỉ dưỡng này chỉ đón trung bình khoảng 5 – 10 khách mỗi ngày, tương đương khoảng 10% công suất.

Theo Bộ Du lịch Philippines, “digital nomad” là một thị trường mục tiêu mới và ngành khách sạn được khuyến khích thu hút dòng khách này, với việc cung cấp kết nối internet tốc độ cao và các hoạt động sức khỏe, thể chất.

Trào lưu bỏ Manila đến sống tại các thị trấn du lịch như San Juan đang ngày càng lan rộng. Denny Antonino – chủ một nhà hàng tại San Juan cho biết những người như Tanya Mariano hiện chiếm khoảng 30 – 40% khách hàng của anh. Ông chủ này hi vọng xu hướng này sẽ được duy trì, kể cả sau đại dịch, nhằm loại bỏ tính mùa vụ của việc kinh doanh tại đây.

“Chúng tôi chưa hoàn toàn kiệt quệ, vì ít nhất vẫn còn những điều khác bù đắp lại. Những vị khách đó vẫn có thể làm việc của mình, vừa được lướt sóng, đi bộ trekking, tới các thác nước hoặc rất nhiều thứ khác để làm. Tôi không cần phải lo lắng quá nhiều” – Antonino chia sẻ.

Tại “thiên đường du lịch” Boracay, quản lý khách sạn La Banca House cho biết các khu du lịch hoang vắng như những “thị trấn ma”. Chỉ một số ít phòng nghỉ được lấp đầy bởi những người chọn lối sống và làm việc theo xu hướng “digital nomad”.

Trào lưu rời thủ đô, ở resort và làm việc từ xa tại Philippines - 2

Ảnh: Lan Hạ

Đảo Boracay là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Philippines.

Carlo Almendral – một giám đốc công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo tại Manila đã rời bỏ thủ đô được 9 tháng. Văn phòng hiện nay của anh là một căn phòng studio trên tầng cao nhất của một khu nghỉ mát tại San Juan, với tầm nhìn thẳng ra biển.

Thoát khỏi sự tù túng ở Manila, bây giờ người đàn ông này bắt đầu mỗi ngày bằng việc ngắm bình minh, đạp xe qua những ngôi làng hoặc đi lướt sóng. Ngày làm việc kết thúc bằng một cuộc họp bên bãi biển lúc hoàng hôn, với ly rượu vang và chú chó Alfred bầu bạn.

“Đến đây tôi mới nhận ra mình đã tốn quá nhiều thời gian để lo lắng về đại dịch. Cuộc sống ở đây giúp tôi làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn” – Almendral chia sẻ và cho biết anh chưa có ý định rời khỏi San Juan.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...