Triển lãm Paris mang “Hoàng tử bé” trở về nhà

"Hoàng tử bé" đã về đến Paris - quê hương của tác giả - sau gần tám thập kỷ kể từ khi tác phẩm lần đầu tiên được viết.
Triển lãm Paris mang “Hoàng tử bé” trở về nhà

Cuốn tiểu thuyết mang tính biểu tượng được viết bởi tác giả người Pháp Antoine de Saint-Exupery đã “lưu trú” tại New York trong Thế chiến thứ hai, và hiện 30 trang viết tay của bản thảo gốc đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Trang trí ở Paris.

Bản thảo gốc của tác phẩm “Hoàng tử bé” tụ họp cùng với hàng trăm đầu mục khác nhằm tôn vinh nhiều khía cạnh của cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Antoine de Saint-Exupery. Chúng bao gồm tranh màu nước, bản phác thảo, bản vẽ, ảnh, thơ, bài viết và thư từ…

"Cuộc triển lãm có tên là 'Cuộc gặp gỡ với Hoàng tử bé' thực sự mang ý nghĩa như tên gọi đó“, Thomas Rivière, chắt ruột của nhà văn Saint-Exupery, chia sẻ với CNN. “Đó đã là giấc mơ (của tôi) trong một thời gian dài,” ông Rivière nói thêm.

Sinh ra tại thành phố Lyon của Pháp vào năm 1900, Antoine de Saint-Exupery là một nhà văn, phi công và nhà báo gia nhập lực lượng không quân Pháp vào năm 1940. Năm đó, ông bay đến New York với nhiệm vụ thuyết phục Hoa Kỳ tham chiến cùng nước Pháp.

Khi ở Hoa Kỳ, ông đã viết xong cuốn "Le Petit Prince" (Hoàng tử bé), tác phẩm cuối cùng được xuất bản ở New York vào năm 1943 bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.

Câu chuyện tưởng như đơn giản và nhẹ nhàng, đã bán được hơn 200 triệu bản trên toàn thế giới. Kể từ khi xuất bản lần đầu, “Hoàng tử bé” đã được dịch ra gần 500 thứ tiếng, khiến nó trở thành một trong những tác phẩm được dịch nhiều nhất trên thế giới.

Tác giả Saint-Exupery, tuy nhiên, đã không có cơ hội để chứng kiến sự thành công đó. Ông mất tích khi đang thực hiện một nhiệm vụ vào năm 1944 và được tuyên bố là đã chết vào năm 1945.

Đã mất tới 3 năm để ông Rivière, người hiện đang quản lý toàn bộ cơ ngơi của nhà văn Saint-Exupery, đưa cuộc triển lãm này đến với công chúng - một phần vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Những nỗ lực của ông đã được hỗ trợ bởi các nhà xuất bản và nhà sưu tập, bao gồm cả Thư viện và Bảo tàng Morgan ở New York, nơi lưu giữ bản thảo chính thức. 

Nhà văn Saint-Exupery đã viết và vẽ “Hoàng tử bé” trên những tấm giấy mỏng như dao cạo được gọi là "da củ hành." Điều này khiến nhiệm vụ vận chuyển các trang của bản thảo vốn đã trở nên mỏng manh hơn do ‘tuổi tác’ càng trở nên khó khăn hơn, ông Rivière chia sẻ. “Để đảm bảo việc vận chuyển an toàn, các trang đã được Thư viện và Bảo tàng Morgan đóng khung cẩn thận và chuyên nghiệp tại New York.”

Triển lãm “Cuộc gặp gỡ với Hoàng tử bé” tại Paris khai mạc ngày 17/2 và dự kiến ​​kéo dài đến ngày 26/6. 

Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm A diễn biến phức tạp trên toàn cầu

Dịch cúm A diễn biến phức tạp trên toàn cầu

Mỗi năm, thế giới ghi nhận hàng triệu ca nhiễm và hàng trăm nghìn ca tử vong do cúm mùa. Tuy nhiên, dịch bệnh năm nay có nguy cơ trở nên phức tạp hơn khi cả Mỹ và Nhật Bản đều ghi nhận đợt bùng phát nghiêm trọng nhất trong 20 năm qua…

Kỳ vọng nào cho ngành xa xỉ trong năm 2025?

Kỳ vọng nào cho ngành xa xỉ trong năm 2025?

2025 được dự đoán sẽ là một năm thách thức nhưng cũng đầy cơ hội cho ngành hàng xa xỉ khi các thương hiệu lớn phải đối mặt với những bất ổn kinh tế toàn cầu...

Nghệ thuật tôn vinh thời gian

Nghệ thuật tôn vinh thời gian

Từ lâu, đồng hồ xa xỉ đã vượt khỏi khuôn khổ của một công cụ thông báo thời gian, mà trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự...

Trốn Tết ở New Zealand: Để có một hành trình hoàn hảo

Trốn Tết ở New Zealand: Để có một hành trình hoàn hảo

Muốn khám phá New Zealand bằng cách tự lái xe, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những rắc rối không đáng có. Từ việc chọn xe, chuẩn bị giấy tờ đến việc học các quy tắc giao thông cơ bản sẽ giúp bạn có một hành trình an toàn và đầy thú vị...

Người dân Châu Á đón Tết như thế nào?

Người dân Châu Á đón Tết như thế nào?

Tết Nguyên Đán đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo lịch âm (Lunar Calendar) và đây là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại nhiều quốc gia châu Á…