Trung Quốc đưa 15 máy bay quân sự vào vùng ADIZ, Đài Loan tuyên bố sẵn sàng bắn hạ UAV nếu vi phạm

Ngày 07/4, 15 máy bay quân sự Trung Quốc, trong đó có 12 máy bay chiến đấu, đã bay vào phía tây nam vùng nhận dạng phòng không Đài Loan (ADIZ).

Những máy bay chiến đấu này gồm 8 tiêm kích đa nhiệm J-10, 4 tiêm kích chiếm ưu thế trên không J-16, 2 máy bay tình báo, trinh sát, chỉ huy trên không và cảnh báo sớm KJ-500, một máy bay chống ngầm Y-8.

Các nhà phân tích cho rằng, hoạt động quân sự của không quân Trung Quốc là sự tiếp nối với cuộc diễn tập của cụm hải quân tấn công tàu sân bay Liêu Ninh, vốn có mặt trên vùng nước gần Đài Loan ngày 05/4 .

4 máy bay chiến đấu Shenyang J-16, bốn máy bay chiến đấu Chengdu J-10 và một máy bay trinh sát, chỉ huy và cảnh báo sớm Thiểm Tây KJ-500 cùng tiến vào phía tây nam ADIZ của Đài Loan - theo Bộ Quốc phòng hòn đảo này (MND). Ngoài ra, một máy bay tác chiến chống ngầm Thiểm Tây Y-8  cũng bay vào phía tây nam và đông nam vùng nhận dạng phòng không ADIZ Đài Loan.

Đáp lại, Đài Loan đưa các máy bay quân sự vào trạng thái sẵn sàng xuất kích, đưa ra cảnh báo vô tuyến và khởi động hệ thống tên lửa phòng không giám sát các máy bay của Không quân Trung Quốc (PLAAF). 

Ngày 07/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra cảnh báo, chống lại những hành vi “ngày càng hung hăng” của Trung Quốc đối với Đài Loan và Philippine. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nhấn mạnh trong một cuộc họp báo thường kỳ, cam kết của Mỹ đối với Đài Loan là “tảng đá vững chắc”.

"Một cuộc tấn công vũ trang chống lại các lực lượng vũ trang, các tàu thương mại dân sự, các máy bay của Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm ở Biển Đông, sẽ kích hoạt những nghĩa vụ của chúng tôi theo Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ Mỹ-Philippines" - ông Ned Price nói.

Ông Price nhấn mạnh: “Chúng tôi chia sẻ những lo ngại của đồng minh Philippines về việc lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc, tiếp tục tập trung gần rạn san hô Whitsun (đảo đá Ba Đầu của Việt Nam).

Phát ngôn viên Price lên tiếng "lo ngại" về những động thái của Trung Quốc.

"Mỹ duy trì quyền và trách nhiệm chống lại bất kỳ biện pháp dùng vũ lực hoặc những hình thức cưỡng bức khác, có thể gây nguy hiểm cho an ninh, hệ thống kinh tế hoặc xã hội của người dân Đài Loan".

Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ quyết bảo vệ các đồng minh, trong một điểm nhấn hiếm hoi đồng nhất với tuyên bố của tổng thống tiền nhiệm Donald Trump, tuyên bố ủng hộ sự phản kháng mạnh mẽ của chính phủ Đài Loan trước sự quyết đoán của Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu cho rằng, mối đe dọa quân sự chống lại “đất nước” ông đang gia tăng. Mặc dù ông nói rằng điều đó, chưa "đặc biệt đáng báo động" nhưng quân đội Trung Quốc trong vài năm qua tiến hành nhiều cuộc diễn tập mà ông gọi là "thực chiến" gần đảo hơn.

Wu nói: “Chúng tôi sẵn sàng tự bảo vệ, điều đó không có gì phải bàn cãi. Chúng tôi sẽ chiến đấu nếu cần chiến đấu, và nếu chúng tôi cần bảo vệ chính mình thì chúng tôi sẽ tự bảo vệ đến cùng”.

Đài Loan đã phát hiện máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc bay vòng quanh quần đảo Pratas do Đài Bắc kiểm soát trên Biển Đông, Đài Bắc có thể bắn hạ các UAV nếu đi vào không phận của quần đảo - một bộ trưởng chính phủ Đài Loan cho biết.

Phát biểu tại quốc hội, Lee Chung-wei, lãnh đạo Hội đồng Các vấn đề Đại dương Lực lượng Phòng thủ Bờ biển cũng thuộc quyền Hội đồng này nói rằng gần đây lực lượng phòng thủ bờ biển phát hiện UAV Trung Quốc bay quanh quần đảo Pratas, nhưng không bay vào không phận quần đảo.

“UAV chưa bao giờ bay vào vùng biển và không phận của chúng tôi, những UAV này chỉ bay xung quanh trên một khoảng cách nhất định” - ông Lee nói.

Khi được hỏi Cảnh sát biển sẽ phản ứng như thế nào nếu UAV của Trung Quốc bay vào khu vực, ông Lee cho biết Lực lượng có những quy tắc ứng xử trong những tình huống này. Ông nói: “Sau khi UAV đi vào không phận, lực lượng sẽ được xử lý theo các quy tắc ứng xử. Nếu cần thiết phải nổ súng, chúng tôi nổ súng”.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…