Trung Quốc khoe lắp thành công động cơ lực đẩy véc tơ 3 chiều cho tiêm kích J-10C

Trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện một số bức ảnh mới, cho thấy lô máy bay chiến đấu J-10C thế hệ 4 ++ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã trang bị động cơ phản lực WS-10B mới.

Những động cơ này nhằm thay thế động cơ AL-31FN cũ hơn hơn do Nga thiết kế (có sức đẩy yếu) để cung cấp cho loại máy bay này.

Tiêm kích đa nhiệm J-10 là máy bay hạng nhẹ, được thiết kế với một động cơ duy nhất, có thể so sánh với F-16C Fighting Falcon của Mỹ.

Biến thể mới nhất của máy bay có ưu thế đáng kể về hiệu suất công tác so với các đối thủ nước ngoài, trong đó có khả năng bay với tốc độ và độ cao lớn hơn hơn, radar mảng pha quét điện tử AESA mạnh, động cơ lực đẩy vectơ tăng khả năng cơ động và tên lửa tầm trung PL-15 cho khả năng tấn công mở rộng hơn.

Tiêm kích J-10 với động cơ AL-31 và WS-10

Máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không J-10C của Trung Quốc

Những máy bay chiến đấu này cũng sử dụng lớp phủ tàng hình nhằm giảm độ phản xạ hiệu dụng mặt cắt ngang bức xạ radar, được lắp đặt một số bộ phận tiên tiến, trang bị cho các máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng nặng chuyên dụng J-20 và J-16 – những bộ phận này đều có khả năng thay thế và lắp lẫn cho nhau trong khai thác sử dụng.

Theo quan điểm của các chuyên gia không quân Mỹ, hiệu suất chiến đấu cao của của J-10C là mối đe dọa đối với các loại máy bay tiêm kích hạng nặng như F-15C Eagle của Mỹ và các đồng minh khu vực.

Máy bay chiến đấu J-10C, trang bị động cơ nội địa WS-10 xuất hiện lần đầu tiên năm 2018 tại triển lãm hàng không Chu Hải Airshow, ngay sau khi máy bay này được đưa vào biên chế sử dụng, và gây ấn tượng với khả năng bay bằng động cơ lực đẩy vectơ ba chiều tiên tiến.

Đây cũng là chiếc máy bay chiến đấu một động cơ duy nhất từng được sử dụng động cơ lực đẩy vectơ và là máy bay thứ hai trên thế giới sử dụng động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, sau Su-35 của Nga.

Mặc dù Mỹ đã phát triển động cơ vectơ lực đẩy cho F-22 Raptor, nhưng các máy bay hạng nhẹ F-16V, F-16E, F-21 và thậm chí cả động cơ cơ bản của F-35 thế hệ thứ 5 cũng không được sử dụng công nghệ vectơ lực đẩy.

Điều này có thể được giải thích là do F-35 đóng vai trò là máy bay tấn công, chứ không thực hiện các nhiệm vụ không chiến. Còn J-10 là máy bay tiêm kích đa nhiệm, được sử dụng để chiếm ưu thế trên không với các nhiệm vụ trong đội hình của J -20 và J-16.

Công nghiệp hàng không Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể trong công nghệ chế tạo động cơ từ một một nền công nghiệp tương đối kém đầu thế kỷ. Gần cuối năm 2019, Trung Quốc bắt đầu lắp J-20 bằng các động cơ bản địa để thay thế các động cơ Nga AL-31FM2 mà máy bay vẫn sử dụng trước đây, mặc dù động cơ Nga có công suất mạnh hơn.

Trung Quốc cũng đạt được những tiến bộ đáng kể khi phát triển động cơ WS-15 cho máy bay chiến đấu J-20. Quá trình thử nghiệm cho thấy mạnh hơn động cơ F135, lắp đặt cho F-35 của Mỹ.

Các kỹ sư Trung Quốc tuyên bố đã nắm được bí mật công nghệ then chốt sản xuất động cơ Mỹ. Và cho biết WS-15 dự kiến sẽ được lắp cho J-20 để đưa vào phục vụ trước năm 2025.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…