Trung Quốc thử nghiệm bay UAV phản lực trinh sát tấn công lần đầu tiên

Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) đã tiến hành cuộc thử nghiệm bay đầu tiên của máy bay không người lái phản lực (UAV) WJ-700.

Bức ảnh, được đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc ghi lại cảnh một nhóm người tại một căn cứ không quân không xác định, mang theo biểu ngữ kỷ niệm chuyến bay đầu tiên của chiếc UAV có tầm cao, thời gian dài và tốc độ lớn, dù hình ảnh về một chiếc WJ-700 trên không chưa có.

UAV phản lực WJ-700 của Trung Quốc

CASIC lần đầu giới thiệu UAV phản lực WJ-700 tại Airshow Trung Quốc tại Chu Hải tháng 11/2018.

Theo thống tin của CASIC tại buổi triển lãm, UAV phản lực WJ-700 có thời gian bay 20h và có hai điểm treo cứng dưới mỗi cánh. Trong triển lãm, nhà sản xuất đã giới thiệu các mô hình tên lửa chống radar CM-102, tên lửa tấn công mặt đất C701 và tên lửa chống hạm C705KD, được trang bị cho máy bay này

CASIC cho biết, UAV WJ-700 là “hệ thống UAV tích hợp trinh sát - tấn công tốc độ cao” có thể thực hiện cất cánh và hạ cánh hoàn toàn tự động. Máy bay có trọng tải cất cánh tối đa là 3.500kg (7.720lb), có thể thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ tầm xa như tình báo, giám sát trên biển hoặc đất liền, cảnh báo sớm, chống chiến hạm, chống bức xạ, tín hiệu tình báo và gây nhiễu.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...