Truy tố nhóm đối tượng buôn bán, vận chuyển số lượng lớn vảy tê tê ra nước ngoài

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố 4 bị can trong vụ buôn bán, vận chuyển vảy tê tê với số lượng lớn.

4 bị can trong vụ án gồm Hoàng Thị Hiền Phương (sinh năm 1984, trú tại xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, Hà Nội); Nguyễn Thị Chính (sinh năm 1988), Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1988) và Nguyễn Văn Sự (sinh năm 1980), cùng trú tại thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong đó, 3 bị can: Chính, Phương, Hà bị Viện Kiểm sát truy tố về tội “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190, khoản 3, điểm d – Bộ luật Hình sự. Bị can Nguyễn Văn Sự bị truy tố về tội “Vận chuyển hàng cấm” theo quy định tại Điều 191, khoản 3, điểm d – Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, cuối năm 2020, thông qua mối quan hệ xã hội, Hoàng Thị Hiền Phương quen biết người phụ nữ tên Hà ở Móng Cái (Quảng Ninh) và thường xuyên trao đổi về buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ.

Giữa tháng 3/2021, Hà (Quảng Ninh) liên lạc với Phương đặt vấn đề nhờ mua vảy tê tê với khối lượng lớn để bán sang Trung Quốc. Phương nhận lời tìm nguồn hàng vảy tê tê cho Hà (Quảng Ninh). Do cùng buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ, nên Phương quen biết và đặt vấn đề mua bán vảy tê tê với Nguyễn Thị Chính. Chính đồng ý và yêu cầu Phương đưa khách lên Vĩnh Phúc để giao dịch mua bán vảy tê tê.

Tang vật của vụ án
Tang vật của vụ án

Mặc dù biết rõ vảy tê tê là hàng hóa bị Nhà nước cấm buôn bán lưu thông trên thị trường Việt Nam, nhưng Nguyễn Thị Chính, Hoàng Thị Hiền Phương, Nguyễn Thị Hà và Nguyễn Văn Sự đã thực hiện hành vi buôn bán, môi giới, vận chuyển trái phép vảy tê tê nhằm mục đích kiếm lời.

Ngày 24/3/2021, Nguyễn Thị Chính đã tìm mối để mua 984 kg vảy tê tê bán cho nhóm khách của Phương môi giới. Chính nhờ bị can Nguyễn Thị Hà cất giấu số vảy tê tê này. Khi Phương dẫn khách lên mua, bị can Hà là người đưa khách đi xem hàng và trực tiếp cân các bao vảy tê tê. Đến ngày 28/3/3021, Chính thuê Nguyễn Văn Sự vận chuyển số vảy tê tê này đến khu đô thị Hà Phong, xã Tiền Phong (Mê Linh, Hà Nội) để giao hàng thì bị cơ quan Công an phát hiện, bắt giữ.

Kết quả giám định kết luận 984 kg vảy thu giữ nói trên là vảy của loài tê tê cây bụng trắng có tên khoa học Manistricuspis (thuộc Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp CITES, ban hành kèm theo Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Cơ quan chức năng xác định, 984kg vảy của loài tê tê cây bụng trắng có tên khoa học Manistricuspis nói trên trị giá hơn 1,3 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…