Tuần tới, nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đã rục rịch lên kế hoạch tăng lãi suất huy động trong tuần tới. Lãi suất từ 7%/năm đã không còn hiếm trên thị trường so với những tháng đầu năm nay.

Từ đầu tuần sau (29/8), ngân hàng ACB sẽ chính thức áp dụng biểu lãi suất huy động mới, có thay đổi ở một số kỳ hạn. Cụ thể, khách hàng ưu tiên hạng I và I Plus khi gửi kỳ hạn 6 tháng, số tiền từ 500 triệu đồng trở lên sẽ được hưởng lãi suất 6,1%/năm thay vì 6%/năm như cũ.

Tại kỳ hạn 6 tháng, số tiền gửi dưới 500 triệu đồng có lãi suất 6,1%/năm và trên 500 triệu đồng là 6,2%/năm, đều tăng 0,1 điểm % so với trước. Ngân hàng cũng tăng lãi suất cho gói tiền gửi online với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động mới mà ACB áp dụng là 5,7-5,9%/năm, tăng 0,1 điểm % so với trước. Kỳ hạn 7 tháng -8 tháng, lãi suất cũng tăng thêm 0,1 điểm % lên 5,7-5,9%/năm.

Biểu lãi suất huy động hiện nay của ngân hàng MB cũng đã có một số thay đổi so với đầu tháng 8. Theo đó, tại kỳ hạn ngắn, 7 tháng, 8 tháng đã tăng lãi suất tiền gửi từ 5%/năm  lên 5,3%/năm.

ngân hàng
Lãi suất 7%/năm đã không còn hiếm trên thị trường, ví như: SCB, NamABank, BacABank, VietBank, VietABank, Kienlongbank, CBBank, OceanBank, VietCapitalBank,...

Tại kỳ hạn dài, 36 tháng, lãi suất tiền cũng tăng 0,2 điểm % lên 6,8%/năm. Tại kỳ hạn 48 tháng, 60 tháng, lãi lãi suất lên 6,8%/năm.

Tiếp đến là NamABank mới đây đã áp dụng biểu lãi suất mới từ ngày 24/8 và tăng ở một số kỳ hạn. Hiện, NamABank là một trong những ngân hàng niêm yết lãi suất tiết kiệm ở mức cao nhất trên thị trường.

Tại kỳ hạn 9 tháng đối với hình thức gửi trực tuyến, NamABank đã tăng 0,3 điểm % lên mức 6,9%/năm. Lãi suất cao nhất tại NamABank vẫn là 7,4%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 16 tháng trở kên khi gửi tiết kiệm online.

Đối với hình thức gửi tại quầy, biểu lãi suất của ngân hàng NamABank không có nhiều thay đổi, cao nhất là 6,7%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 18 tháng.

Cũng từ 26/8, biểu lãi suất mới của BacABank có hiệu lực và cũng xu hướng tăng so với biểu lãi suất cũ. Ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng – 5 tháng lên mức tối đa là 4%/năm, cao hơn 0,1 điểm % so với trước.

Ở kỳ hạn 6 tháng – 7 tháng, lãi suất tăng 0,15 điểm % lên 6,5%/năm; kỳ hạn 12 tháng tăng 0,1 điểm % lên 6,9%/năm; kỳ hạn 13 tháng trở lên tăng 0,1 điểm % lên 7%/năm – đây cũng là mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng này.

Như vậy, lãi suất 7%/năm đã không còn hiếm trên thị trường, ví như: SCB, NamABank, BacABank, VietBank, VietABank, Kienlongbank, CBBank, OceanBank, VietCapitalBank,...

Ở nhóm ngân hàng lớn, một số nơi đã có lãi suất cao nhất chạm mốc 7%/năm như VPBank, Sacombank. Ngoài ra, các ngân hàng khác như: ACB, MB,... cũng xấp xỉ mốc này, lãi suất cao nhất 6,8-6,9%/năm.

Trong tháng 8, các ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động từ 0,1-0,3 điểm %, cuộc đua tăng lãi suất để huy động tiền gửi có thêm sự tham gia của nhóm NHTMCP quốc doanh.

Mặc dù lãi suất huy động tăng cao nhưng huy động vốn vẫn lệch pha khá xa so với tăng trưởng tín dụng, vì tính đến cuối tháng 6/2022, tăng trưởng huy động vốn chỉ đạt 4,8% so với đầu năm. Trong khi, tăng trưởng cung tiền cũng rất khiêm tốn, chỉ tăng 3,8% so với đầu năm.

Sự chênh lệch giữa nhu cầu tín dụng và tăng trưởng tiền gửi sẽ là yếu tố tiếp tục thúc đẩy đà tăng hiện có của lãi suất huy động. Điều này song hành với việc siết room tín dụng có thể đẩy lãi suất cho vay tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm nay.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...