Vì sao Canada chưa thể trở thành một cường quốc kinh tế?

Mặc dù là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế và tiềm năng lớn, nhưng Canada lại hoạt động kém hiệu quả hơn so với kỳ vọng trên trường quốc tế…

aada.jpg

Canada không phải là quốc gia thường xuyên xuất hiện trên tin tức toàn cầu. Và khi xuất hiện, thì đa số các tin tức về Canada thường đề cập đến thành tích của các nghệ sĩ giải trí, ví dụ như Justin Bieber, Céline Dion hay Drake. Nhưng trong khi quốc gia Bắc Mỹ này có những nhân tố hàng đầu trong ngành công nghiệp âm nhạc, thì về mặt kinh tế, Canada hầu như vẫn bị lớn áp đảo trên trường quốc tế.

LỢI THẾ VỀ ĐỊA LÝ

Trên thực tế, Canada sở hữu vô số lợi thế. Tính theo diện tích đất liền, đây là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới với đường bờ biển dài nhất. Được bao bọc bởi Thái Bình Dương và Đại Tây Dương rộng lớn, Canada có lợi thế thương mại to lớn, bên cạnh khả năng tiếp cận khu vực Bắc Cực chưa được khai thác ở phía bắc.

cnaada 4.jpeg

Canada cũng là nước xuất khẩu năng lượng ròng, có trữ lượng dầu đã được chứng minh lớn thứ ba và là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ năm thế giới. Canada cũng tự hào có trữ lượng lớn các khoáng chất quan trọng quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.

Và tất nhiên, Canada giáp biên giới với nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ.

Xét theo bất kỳ khía cạnh nào, vị trí địa lý của Canada cho thấy nơi đây hoàn toàn có tiềm năng để trở thành một cường quốc kinh tế. Nhưng ít ai nhắc đến Canada với cương vị như vậy.

Với sức mua tương đương, nền kinh tế Canada được xếp hạng thứ 15 trên toàn cầu về quy mô, xếp sau Thổ Nhĩ Kỳ, Ý và Mexico. Nhưng OECD đã dự báo mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Canada đến năm 2060 sẽ ở mức thấp nhất trong số các quốc gia tiên tiến.

Ngoài ra, Canada còn tích cực theo đuổi các thỏa thuận thương mại tự do; hiện là quốc gia G7 duy nhất còn các thoả thuận có hiệu lực với tất cả các thành viên G7 khác. Nhưng nước này đã chưa thể tận dụng được điều đó.

Vào khoảng thời gian đầu thế kỷ 20, Canada chứng kiến sự bùng nổ trong hoạt động kinh tế. Các khu định cư phát triển, quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, đầu tư đổ vào từ Anh và Mỹ. Năm 1904, Cựu thủ tướng Wilfrid Laurier đã dự đoán thế kỷ 20 sẽ là thế kỷ của Canada và sự phát triển của Canada.

Tuy nhiên, sự mở rộng sau chiến tranh thế giới thứ hai lại dần phải nhường chỗ cho thời kỳ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách gia tăng và giá hàng hóa thấp đáng báo động. Dự báo của ông Laurier đã không chính xác thế kỷ trước và cũng chẳng được ghi nhận trong thế kỷ 21: Báo cáo Thế giới năm 2050 của PwC dự đoán thứ hạng kinh tế toàn cầu của Canada sẽ tụt xuống vị trí thứ 22 vào giữa thế kỷ này.

anada 4.jpeg

THÁCH THỨC VỀ DÂN SỐ

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng hoàng gia Canada (RBC), nền kinh tế Canada có thể đang bước vào suy thoái cho dù những số liệu thống kê về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II/2023 vẫn chưa được công bố chính thức.

Năng suất kém là một trong những thách thức lớn nhất đối với tăng trưởng của đất nước. Cụ thể, trong một giờ, một công nhân Canada chỉ sản xuất được khoảng 70% những gì người Mỹ có thể làm được – thấp hơn khu vực đồng Euro và thậm chí cả Vương quốc Anh dựa trên dữ liệu năm 2022.

Nhiều người đã kỳ vọng nền kinh tế giàu tài nguyên này sẽ được hưởng lợi khi quá trình toàn cầu hóa được thúc đẩy, nhưng năng suất lao động của Canada thực tế đã giảm kể từ năm 2000.

Canada 1.png
Các chuyên gia kinh tế chỉ ra một đợt suy thoái nhẹ tại Canada

“Hai trong số những động lực tăng trưởng kinh tế chính trước đây của nền kinh tế - tài nguyên thiên nhiên và sản xuất - đã gặp khó khăn trong việc mở rộng trong những năm gần đây, do sự kết hợp giữa bối cảnh pháp lý phức tạp hơn và sự cạnh tranh gia tăng từ nước ngoài”, ông Stephen Brown, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics nhận xét.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Năng suất và Thịnh vượng của HEC Montreal cho rằng ngành công nghiệp Canada không đủ mạnh để cạnh tranh toàn cầu. Thật vậy, diện tích rộng lớn, địa lý miền núi và luật pháp cấp tỉnh của đất nước có thể cản trở sự cạnh tranh, đầu tư và đổi mới giữa các công ty trong nước. Hội đồng Kinh doanh Alberta ước tính những rào cản thương mại nội bộ này tương đương với mức thuế 6,9% đối với hàng hóa.

Một trong những lý do chính dẫn đến thách thức đối với Canada có liên quan đến dân số. Canada là một trong những quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế giới. Tỷ lệ sinh của nước này đang giảm mạnh và không có đủ người lao động để tận dụng tiềm năng kinh tế của mình.

Nhưng bù lại, Canada luôn được xếp hạng cao về các chỉ số y tế, giáo dục và mức độ hài lòng với cuộc sống. Các thành phố hàng đầu như Calgary, Vancouver và Toronto, luôn nằm trong danh sách trong những nơi tốt nhất để sống trên thế giới. Và Canada cũng nhiều năm liền nằm trong top đầu những điểm đến hàng đầu cho người nhập cư.

Sự hấp dẫn của Canada như một nơi để sống và sự cởi mở đối với người nhập cư có nghĩa là quốc gia Bắc Mỹ nắm trong tay cơ hội để giải quyết các vấn đề về nhân khẩu học.

Vào năm ngoái, Canada đã đạt được tốc độ tăng dân số hàng năm cao nhất trong hơn 60 năm, một phần nhờ nỗ lực của chính phủ trong việc tạo điều kiện cho người nhập cư. Quá trình chuyển đổi khí hậu cũng đang làm tăng nhu cầu về nguồn tài nguyên đồng và nickel khổng lồ. Sự tan chảy của thềm băng Bắc Cực sẽ mở ra những cơ hội giao thương mới cho miền bắc Canada.

to.jpeg

Có lẽ, tăng trưởng GDP không phải là mục tiêu cuối cùng mà tất cả các quốc gia đều hướng tới. Và rõ ràng lối sống thư thái, yên bình của người dân Canada lại thường được cả thế giới thèm muốn, chứ không chỉ riêng các quốc gia đang phát triển.

Tuy nhiên, chừng nào các xu hướng hiện nay về năng suất thấp còn chưa được giải quyết, thì mức sống đó sẽ sớm bị ảnh hưởng và tiềm năng kinh tế to lớn của Canada ngày một thui chột. Đó sẽ là một điều đáng tiếng cho Canada và nền kinh tế chung toàn cầu, cũng như đối với hàng nghìn người di dân tới Canada để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…