Vì sao Hải Dương báo cáo Thủ tướng thu hồi 2 khu công nghiệp của VIDIFI?

Ngày 16/3 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã trình Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xem xét, cho phép thu hồi chủ trương giao VIDIFI là chủ đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng, Khu công nghiệp Hoàng Diệu và Khu công nghiệp Hưng Đạo...

Cụ thể, Hải Dương muốn thu hồi chủ trương giao Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam (VIDIFI) là chủ đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng Khu công nghiệp Hoàng Diệu (250ha), Khu công nghiệp Hưng Đạo (200ha) và giao cho UBND tỉnh Hải Dương lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Được biết, năm 2007, VIDIFI được giao làm Dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dịch vụ, hậu cần phục vụ dọc tuyến đường cao tốc.

Tuy nhiên, theo tỉnh Hải Dương, đến nay VIDIFI vẫn chưa thực hiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng đối với các dự án khu công nghiệp nêu trên. Theo báo cáo của VIDIFI với tỉnh Hải Dương, trong quá trình thực hiện còn có những những khó khăn, vướng mắc về tài chính, kinh nghiệm và cơ chế nên chưa thực hiện được dự án.

Do đó, tỉnh Hải Dương trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thu hồi chủ trương giao VIDIFI làm chủ đầu tư 2 khu công nghiệp trên. Đồng thời giao cho UBND tỉnh Hải Dương lựa chọn nhà đầu tư khác triển khai dự án theo quy định của pháp luật.

thu-hoi
VIDIFI cho biết, trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ thu hồi các dự án khu công nghiệp, khu đô thị, VIDIFI đề nghị các địa phương cam kết hoàn trả các chi phí mà doanh nghiệp này đã chi để chuẩn bị đầu tư đảm bảo hài hoà lợi ích của địa phương và dự án

Theo tìm hiểu, năm 2007, nhằm phát triển hạ tầng đất nước, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng phát triển Việt Nam chủ trì cùng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam huy động vốn để đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải  Phòng theo hình thức BOT, Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện và các Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ khác.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam - Công ty Cổ phần (viết tắt là VIDIFI) đã được thành lập, có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng.

Các cổ đông góp vốn sáng lập bao gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI), Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCB) và Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Trong đó, VDB là đơn vị nắm tới 96,97% vốn điều lệ.

Sau đó, theo các quyết định của Thủ tướng về cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, bên cạnh nguồn thu phí trên chính tuyến và Quốc lộ 5, VIDIFI được giao làm chủ đầu tư 5 dự án khu đô thị tại Gia Lâm (TP. Hà Nội), Gia Lộc (Hưng Yên), Nam Hải, Hưng Đạo, Quang Trung (TP. Hải Phòng).

Và thực hiện 5 khu đô thị gồm: Khu công nghiệp Tân Dân và Khu công nghiệp Lý Thường Kiệt (Hưng Yên); Khu công Nghiệp Hoàng Diệu và Khu công nghiệp Hưng Đạo (Hải Dương); Khu công nghiệp Cầu Cựu (Hải Phòng) để hoàn vốn.

Bên cạnh đó, Nhà nước cam kết hỗ trợ Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tối đa 39% tổng mức đầu tư và Chính phủ bảo lãnh bảo lãnh bảo lãnh cho VIDIFI vay 300 triệu USD từ nước ngoài. Sau khi nhận được gói cam kết nói trên, VIDIFI đã triển khai thi công Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và hoàn thành, đưa vào khai thác từ năm 2015 với giá trị quyết toán khoảng 41.399 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hiện mới có 1/3 cam kết trên được thực hiện, những cảm kết còn lại chưa được thực hiện do còn vướng mắc. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của VIDIFI trong những năm qua. Do nguồn thu chủ yếu từ thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Quốc lộ 5 không đủ bù đắp chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay.

VIDIFI cho biết, do đã tập trung toàn bộ nguồn vốn để xây dựng Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nên tài chính suy kiệt, không thể thu xếp được vốn chủ sở hữu tối thiểu và góp vốn để triển khai các khu đô thị, khu công nghiệp theo quy định.

Bên cạnh đó, đáng chú ý, cả 4 địa phương dọc tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đều chưa được phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, nên cần phải lập và đưa vào quy hoạch theo quy định.

Như vậy, trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ thu hồi các dự án khu công nghiệp, khu đô thị, VIDIFI đề nghị các địa phương cam kết hoàn trả các chi phí mà doanh nghiệp này đã chi để chuẩn bị đầu tư đảm bảo hài hoà lợi ích của địa phương và dự án.

Được biết, vốn chủ sử hữu của VIDIFI hiện chỉ còn 3.800 tỷ đồng, giảm 1.200 tỷ đồng so với thời điểm mới thành lập. Số lao động cũng chỉ còn 134 người.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…