Vì sao HSBC Research dự phóng giá mục tiêu cổ phiếu MSN ở mức 200.000 đồng?

HSBC Research vừa khuyến nghị giá mục tiêu cổ phiếu MSN ở mức 200.000 đồng. Nhà phân tích chứng khoán này đánh giá, tiềm năng của mô hình bán lẻ offline to online và chiến lược nhượng quyền WinMart+ sẽ giúp The CrownX củng cố “ngôi vương” trên thị trường.
Vì sao HSBC Research dự phóng giá mục tiêu cổ phiếu MSN ở mức 200.000 đồng?

“10 năm trước, chúng tôi không biết bán hàng online là gì, nhưng đến bây giờ, chúng tôi đã phác hoạ được bức tranh bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2021-2025, công ty đặt mục tiêu doanh thu bán lẻ trực tuyến sẽ đóng góp khoảng 25% vào tổng doanh thu.” - Ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Công ty The CrownX chia sẻ tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên của Masan Group diễn ra vào tháng 4/2021.

Tháng 5/2021, The CrownX bắt tay cùng Lazada tăng tốc tích hợp mô hình bán lẻ offline to online. Theo đó, gần 3.000 siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+ sẽ hiệp lực cùng nền tảng thương mại điện tử hàng đầu, bán nhu yếu phẩm online với thời gian giao hàng siêu tốc đến người tiêu dùng.

HSBC Research phân tích, The CrownX hợp tác với Lazada từng bước nâng tỷ trọng bán hàng trực tuyến của WinMart/WinMart+ đồng thời cải thiện tỷ lệ lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của WinCommerce đạt 3% so với các công ty bán lẻ cùng ngành trong khu vực là 10%. Do vậy, dư địa tăng trưởng vẫn còn rất lớn.

“Mỏ vàng” nhu yếu phẩm online

10h sáng ngày thứ 7, thay vì đi siêu thị như trước kia, chị Thu Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội) chọn ở nhà và lên Lazada mua thực phẩm cho gia đình. Danh mục nhu yếu phẩm của VinMart trên Lazada đa dạng từ hàng tươi sống đến thực phẩm tiện lợi, thời gian giao hàng chỉ 4h đồng hồ.

Bên trong cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall.
Bên trong cửa hàng WinMart+ theo mô hình mini-mall.

“Dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng, mình chọn mua sắm online thay vì trực tiếp. Trước đây, lên Lazada chủ yếu mua đồ thời trang, mỹ phẩm nhưng giờ thì mua luôn cả thực phẩm thiết yếu. Hàng hóa đa dạng, giao hàng nhanh, chất lượng tươi ngon, nhiều khuyến mại, tội gì không ở nhà mua luôn cho tiết kiệm thời gian lại đảm bảo an toàn sức khỏe.” – Chị Hằng chia sẻ.

Cũng giống như chị Hằng, nhiều người đã hình thành thói quen mua nhu yếu phẩm online sau khi trải nghiệm và tận hưởng lợi ích của nó.

Dịch Covid-19 đã đẩy nhanh xu hướng thương mại điện tử đang “bùng nổ” tại Việt Nam. Tuy nhiên, các mặt hàng được phục vụ ở kênh mua sắm này chủ yếu là các mặt hàng không thiết yếu, giá trị cao và tần suất mua hàng thấp như thiết bị điện tử, thời trang, mỹ phẩm. Nhu yếu phẩm là lĩnh vực chiếm 50% thị trường bán lẻ và 25% chi tiêu của người tiêu dùng Việt lại chưa được phục vụ đúng cách trên kênh online. Sức mạnh hiệp lực giữa WinMart/WinMart+ và nền tảng online của Lazada sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa ngành bán lẻ của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn. Mạng lưới điểm bán WinMart/WinMart+ rộng khắp tại 60 tỉnh thành sẽ giúp The CrownX giảm khoảng cách và đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng, lờigiải cho bài bài toán logistic khi tham gia sân chơi “online”.

Tiếp sau cái bắt tay với Lazada, The CrownX tiên phong ra mắt mô hình bán lẻ mini-mall đa tiện ích. Các cửa hàng WinMart+ trở thành một điểm đến cho mọi nhu cầu khi được tích hợp Techcombank, Kiosk Phúc Long, Phano Pharmacy, mạng di động Reddi,… Đây là chương đầu tiên trong chiến lược Point-of-Life phục vụ đầy đủ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trên một nền tảng duy nhất. Mini-mall còn là “lá bài” để The CrownX đồng bộ dữ liệu khách hàng khổng lồ gồm 21 triệu khách hàng của Lazada, 9 triệu khách hàng của WinCommerce,8 triệu khách hàng của Techcombank và Phúc Long vào hệ sinh thái của mình, sẵn sàng phục vụ cả offline và online.

WinMart+ tích hợp kiosk Phúc Long.
WinMart+ tích hợp kiosk Phúc Long.

Chiến lược của The CrownX từng được nhiều chuyên gia đánh giálà đối sách phù hợp với sự chuyển mình của xu hướng bán lẻ cũng như thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Nhượng quyền WinMart+, đặt mục tiêu tăng trưởng gấp 10 lần quy mô vào năm 2025

Vào những ngày cuối cùng của năm 2021,WinCommerce khai trương các của hàng WinMart+ đầu tiên, đặt nền móng cho mục tiêu vận hành 10.000 cửa hàng tự sở hữu và 20.000 cửa hàng nhượng quyền, phục vụ 30 – 50 triệu khách hàng vào năm 2025, tăng gấp 10 lần quy mô điểm bán so với hiện tại.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, hiện Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu cửa hàng quy mô hộ gia đình. Nếu chỉ vài phần trăm trong số này chuyển đổi sang mô hình cửa hàng tiện lợi dưới hình thức nhượng quyền, quy mô bán lẻ hiện đại có thể tăng lên gấp nhiều lần. Masan đang đang có mối quan hệ mật thiết với 300.000 điêm bán lẻ truyền thống, đây chính là đối tác tiềm năng của WinMart+ nhượng quyền. 

Tiến sĩ Võ Trí Thành - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương nhận định, nhượng quyền WinMart+ giúp Masan tăng cả sức hấp dẫn và độ phủ thương hiệu.

“WinMart+ đã có thương hiệu và uy tín nhất định. Điều này giúp các đối tác nhượng quyền sẽ được “đứng trên vai người khổng lồ”, yên tâm kinh doanh với quy trình vận hành chuyên nghiệp, đông đảo khách hàng quen thuộc. Hơn nữa, Masan có kinh nghiệm quản trị một tập đoàn lớn, có thành tựu nhất định trong quá trình chuyển đổi số, có mạng lưới cung ứng bán hàng rộng khắp gắn với tiêu chí chất lượng tốt. Đây là những điểm mạnh để bắt đầu trò chơi nhượng quyền.” – Ông Thành phân tích thêm.

Theo Masan, khi mô hình này được nhân rộng, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho các nhu cầu thiết yếu, nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10%, đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hiện tại.

Cổ phiếu MSN đã nhiều lần cán đích giá mục tiêu được được các công ty chứng khoán khuyến nghị. Giới đầu tư cũng đang kỳ vọng, điều này sẽ lặp lại với khuyến nghị của HSBC Research.

Có thể bạn quan tâm