Vì sao người dân vẫn ngại nhà tái định cư?

Vừa qua Hà Nội công bố hàng trăm căn nhà tái định cư không có người đến nhận. Lý do chính dẫn đến hiện tượng này là chất lượng các công trình tái định cư đang khiến nhiều người dân trong diện được nhậ
Vì sao người dân vẫn ngại nhà tái định cư?

Hiện nay, Hà Nội đang chuyển mình sôi động cùng với những dự án công cộng rất lớn. TP đã có chủ trương xây dựng những khu nhà tái định cư để di dân, giải phóng mặt bằng cho các dự án lớn này. Tuy nhiên, chất lượng của nhà tái định cư đang là dấu hỏi lớn.

Tại khu nhà tái định cư CT1 A, CT1B và CT1C của quận Bắc Từ Liêm dù đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ năm 2014 nhưng đến nay số lượng người nhận nhà chỉ khoảng hơn 20%, số còn lại vẫn chưa có người ở, hoặc chủ yếu cho thuê.

"Người dân ở đây cho biết, do chất lượng xây dựng chung cư quá kém, tình trạng thấm dột, thang máy hay hỏng… khiến nhiều người không muốn về ở. Cư dân ở đây khá bức xức với tình trạng nhiều căn hộ mới đi vào ở nhưng đã xảy ra việc thấm dột, thậm chí vỡ đường ống nước... Điều này khiến nhiều người thất vọng, không muốn nhận nhà.

Tương tự, tại khu chung cư tái định cư Hoàng Cầu với 4 tòa CT2A, CT2B, CT2C và CT3 về cơ bản đã hoàn thiện song số người dân về ở còn khiêm tốn. Trên thị trường, nhiều người đã rao bán căn hộ suất ngoại giao được giới thiệu cụ thể, với giá bán rất cao từ 29 - 30,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá gốc của những căn tái định cư này chỉ từ 14,5-16 triệu đồng/m2.

Như khu tái định cư Đền Lừ là hiện tượng sụt lún, nứt nẻ tại tầng 1, tòa A1, buộc người dân dù cần nhận nhà để ổn định cuộc sống nhưng vẫn không dám “mạo hiểm” với hiện trạng công trình này. Tương tự tại khu tái định cư Đồng Tầu, quận Hoàng Mai cũng là tình trạng sụt lún, hệ thống phòng cháy chữa cháy tê liệt, nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường...

Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội vừa thông báo danh sách 372 hộ gia đình được mua nhà tái định cư nhưng chưa liên hệ với Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở ký hợp đồng mua bán nhà, cũng chưa nộp tiền và nhận nhà.

Danh sách những căn hộ tái định cư “ế ẩm” bao gồm 44 hộ ở nhà N01 – 7A Lê Đức Thọ; 28 hộ ở nhà N02 – 5A Lê Đức Thọ; 14 hộ ở nhà NO26A Bắc Đại Kim; 44 hộ ở nhà OCT Bắc Linh Đàm; 58 hộ ở nhà CTI.1-1A Vĩnh Hoàng, 34 hộ ở nhà CTI.1-1B Vĩnh Hoàng; 14 hộ ở nhà CT3 Ao Hoàng Cầu và 136 hộ ở các nhà A14A1, A14A2, A14B2 Nam Trung Yên.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong thời gian 60 ngày kể từ thời điểm thông báo chính thức được đăng tải (13/8/2018), những hộ dân có tên trong danh sách vẫn không liên hệ với Ban Quản lý để hoàn tất thủ tục mua nhà sẽ được tổng hợp để báo cáo lên cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Theo thống kê, Hà Nội hiện có 166 tòa nhà tái định cư với khoảng 14.000 căn hộ đã hoàn thành và có gần 1.000 căn hộ đang bị bỏ trống.

Thực tế cho thấy việc quản lý, sử dụng và vận hành nhà tái định cư luôn tồn tại những bất cập như tình trạng sụn lún, hư hỏng kéo dài, hệ thống phòng cháy, chữa cháy có cũng như không, nhiều căn hộ, diện tích tầng 1 bị sang nhượng, sử dụng trái quy định…

Trong giai đoạn tới, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân. Số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí tái định cư cho hơn 19.000 hộ dân.

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…