VNREA kiến nghị giãn nợ thuế và tiền thuê đất cho DN BĐS để vượt khó thời dịch Covid-19

VNREA cho rằng, đại dịch Covid-19 đã tạo ra những thách thức to lớn đối với ngành bất động sản, trong khi nhóm này đang phải chịu nhiều khoản chi phí cố định như chi phí đầu tư, chi phí lãi vay…
VNREA kiến nghị giãn nợ thuế và tiền thuê đất cho DN BĐS để vượt khó thời dịch Covid-19

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Tổng Cục thuế về việc xin gia hạn nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch Covid-19.

Cụ thể, Hiệp hội đề xuất Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, cụ thể các doanh nghiệp bất động sản được giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng và tiền thuê đất.

VNREA cũng đề nghị bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân và các sắc thuế được xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo nghị định trên, trong đó có các doanh nghiệp bất động sản.

Ngoài ra, Hiệp hội đề nghị xem xét kéo dài thời gian gia hạn nộp thuế của các sắc thuế nêu trên cho các doanh nghiệp là 1 năm thay vì 5 tháng do ảnh hưởng của đại dịch dự kiến kéo dài.

VNREA cho rằng, nếu được hỗ trợ các chính sách trên, các doanh nghiệp bất động sản sẽ chủ động cơ cấu lại nguồn vốn, các dự án đầu tư và sẽ nhanh chóng hồi phục trở lại ngay sau khi chấm dứt đại dịch.

Theo VNREA, đại dịch Covid-19 tạo ra những thách thức rất lớn với ngành bất động sản, làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Cụ thể, các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị, bán hàng của các các doanh nghiệp đều bị hủy bỏ, khách hàng cũng không đến các sàn giao dịch bất động sản để tìm hiểu thông tin về dự án.

Thị trường về bất động sản du lịch nghi dưỡng (Condotel) và thị trường bất động sản cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề. Gần đây, nhiều mặt bằng thương mại đã bị khách hàng thuê trả lại do nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì không có khách, các căn hộ dịch vụ cho các đối tượng là khách cư trú ngắn hạn, khách nước ngoài thuê để ở cũng bị trả lại do vấn đề hạn chế đi lại…

Đồng thời, khủng hoảng kinh tế cũng là tác động trực tiếp đến thu nhập của đại bộ phận nhân dân, do đó người dân có xu hướng tập trung chi tiêu cho nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ đời sống và tạm dừng việc mua bất động sản để ở hoặc đầu tư.

Ngoài ra, do sự sụt giảm về mặt thu nhập nên các đối tượng khách hàng đã hoặc có ý định sử dụng nguồn tiền vay ngân hàng để đầu tư vào bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong quyết định đầu tư. Do đó, các doanh nghiệp bất động sản hầu như không có thêm khách hàng ký hợp đồng mới.

Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản hiện phải chịu rất nhiều khoản chi phí cố định như chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí lãi vay. Đó là chưa kể các doanh nghiệp bất động sản còn phải bỏ ra rất nhiều chi phí để hỗ trợ đối tác thuê mặt bằng, hỗ trợ khách mua nhà.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…