Vừa ra tù, ông Trầm Bê được bầu vào Hội đồng quản trị Bệnh viện Triều An

Đây là bệnh viện mà ông Trầm Bê từng tham gia thành lập và là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Vừa ra tù, ông Trầm Bê được bầu vào Hội đồng quản trị Bệnh viện Triều An

Đại hội đồng cổ đông thường niêm 2023 của Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An (Bệnh viện Triều An) đã bầu ông Trầm Bê làm thành viên Hội đồng quản trị kỳ 2022 - 2027 với tỷ lệ tán thành gần 99%.

Bệnh viện Triều An tiền thân là Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân Triều An được thành lập năm 1999. Năm 2001 bệnh viện này đi vào hoạt động với vốn điều lệ 490 tỷ đồng, được góp vốn bởi ông Trầm Bê, Công ty Cổ phần Xây dựng Bình Chánh (BCCI, mã chứng khoán: BCI) và ông Lưu Trung Lương, một doanh nhân gốc Hoa.

Ông Trầm Bê là Chủ tịch Hội đồng quản trị của bệnh viện từ thời điểm này đến năm 2017 thì bị bãi nhiệm, do vướng vòng lao lý bởi vụ án tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Phương Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB). Ông Trầm Bê phải chấp hành 2 bản án hình sự, với tổng cộng 7 năm tù và đã hoàn thành thi hành án vào đầu năm 2023.

Báo cáo tài chính của Bệnh viện Triều An từ năm 2019 đã không còn ghi nhận tên ông Trầm Bê trong danh sách Hội đồng quản trị do đang trong giai đoạn thụ án, nhưng người thân thì vẫn còn nguyên. Người hiện đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Trần Ngọc Henri cũng là một người thân cận của ông Trầm Bê.

Về kết quả kinh doanh, trong giai đoạn 2013-2020, Bệnh viện Triều An vẫn đều đặn duy trì doanh thu hàng trăm tỷ, lợi nhuận hàng chục tỷ mỗi năm. Nhưng đến năm 2021, do dịch bệnh kéo dài, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này lao dốc với lần đầu tiên báo lỗ 27 tỷ. Đến năm 2022, bệnh viện đã có lợi nhuận trở lại với 41 tỷ đồng.

Cập nhật kết quả mới nhất cho thấy quý 1/2023, Bệnh viện Triều An ghi nhận doanh thu thuần đạt 141 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Bệnh viện lãi gộp hơn 33 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp cải thiện lên 23,7%. Sau khi trừ đi các chi phí Bệnh viện Triều An báo lãi sau thuế hơn 19 tỷ đồng, gấp 9,4 lần so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của bệnh viện tăng nhẹ gần 1% so thời điểm đầu năm ở mức 1.128 tỷ đồng, trong đó gần 504 tỷ đồng là các khoản phải thu dài hạn. Bệnh viện đã giảm 9 tỷ nợ phải trả so với đầu năm còn 532 tỷ đồng, tổng nợ vay chỉ gần 25 tỷ đồng.

Về cơ cấu cổ đông, hiện bà Trầm Thuyết Kiều, con gái ông Trầm Bê đang là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ 21,42%vốn điều lệ, chị vợ ông Trầm Bê là bà Viên Tú Anh nắm 3,44%, ông Trần Ngọc Henri nắm 4,08%. Trước đó, các báo cáo cho biết ông Bê nắm 4,85%.

Trước khi vướng vòng lao lý, bên cạnh Bệnh viện Triều An, ngân hàng Phương Nam, Sacombank, ông Trầm Bê còn từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (hiện đã bán lại cho Khang Điền), Công ty Cổ phần Đầu tư Khu đô thị mới Sài Gòn (SaigonNIC) cũng là một đơn vị thuộc nhóm công ty của ông Trầm Bê khi cổ đông đều là những cái tên thân cận như Công ty TNHH Sản xuất NJC, Triều An, cá nhân Dương Văn Út, Dương Thị Đẹt... Ngoài ra, ông còn cùng với 3 người con tham gia Hội đồng quản trị của một số doanh nghiệp khác.

Xem thêm

Tuyên phạt Phạm Công Danh 20 năm tù, Trầm Bê 4 năm tù

Tuyên phạt Phạm Công Danh 20 năm tù, Trầm Bê 4 năm tù

Sáng ngày 6/8, Hội đồng xét xử TAND TP.Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với 46 bị cáo trong vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm bị VKSNDTC truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...