Vượt London, Hồng Kông thành nơi thuê văn phòng đắt nhất thế giới

Chi phí trung bình để vận hành một văn phòng tại Hồng Kông đã tăng 5,5% lên mức 27.432 USD/bàn làm việc một năm...
Vượt London, Hồng Kông thành nơi thuê văn phòng đắt nhất thế giới

Không chỉ là đất sống đắt đỏ nhất hành tinh, Hồng Kông hiện cũng là nơi đắt nhất thế giới để thuê văn phòng.

Theo nghiên cứu thường niên về thị trường văn phòng cho thuê trên thế giới (Office Space Across the World) của hãng tư vấn bất động sản toàn cầu Cushman & Wakefield, tại thời điểm cuối quý 2/2017, chi phí trung bình để vận hành một văn phòng tại Hồng Kông đã tăng 5,5% lên 27.432 USD/bàn làm việc một năm.

Theo đó, Hồng Kông lần đầu tiên vượt London trở thành nơi thuê văn phòng đắt nhất thế giới kể từ năm 2013.

Trong khi đó, giá thuê văn phòng tại London đã giảm 19% từ năm 2016 xuống mức trung bình 22.665 USD/bàn làm việc/năm, đã bao gồm thuế và phí dịch vụ nhờ việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) đẩy giá đồng bảng Anh giảm xuống.

"Nhu cầu thuê văn phòng tại các toà nhà trung tâm của khách hàng Trung Quốc hoạt động trong ngành ngân hàng và tài chính ở Hồng Kông là rất lớn", giám đốc điều hành John Siu của Cushman nói. "Các công ty này cũng rất hào phóng trong việc mở rộng và đang trả mức phí rất cao cho những văn phòng họ muốn".

Các công ty Trung Quốc đại lục đã "chiếm lĩnh" các toà nhà văn phòng tại quận trung tâm của Hồng Kông như Sheung Wan, Central và Admiralty. Tỷ lệ thuê của nhóm công ty này đã tăng thêm 6% từ năm 2013 đến năm 2016, tương đương tăng thêm 93.000 m2, Siu nói.

Theo Business Insider, trong tháng 10, một công ty Trung Quốc đã trả gần 2,15 triệu đô la Hồng Kông (hơn 275.000 USD)/m2 một tháng để thuê một văn phòng rộng 270m2 tại toà nhà cao nhất Hồng Kông Two International Finance Centre.

Con số này tăng gấp 25% so với giá thuê trước đó của công ty này, và bỏ xa mức đỉnh 2.260 đô la Hồng Kông (290 USD)/m2/tháng của năm 2008, các công ty môi giới cho biết.

Báo cáo của Cushman khảo sát chi phí thuê văn phòng tại 215 thành phố ở 58 quốc gia và khu vực để xác định chi phí trung bình một năm của mỗi vị trí làm việc.

Tại châu Á Thái Bình Dương, Tokyo (Nhật Bản) tiếp tục giữ vị trí thứ 3 với mức trung bình năm 18.111 USD/bàn làm việc.

4 địa điểm của Mỹ gồm Fairfield County, San Francisco, New York và Thung lũng Silicon giữ các vị trí tiếp theo với chi phí trung bình năm cho mỗi vị trí làm việc là 17.414 USD, 16.205 USD, 15.931 USD và 15.004 USD.

Thành phố Geneva của Thuỵ Sĩ đứng thứ 8 với chi phí trung bình 13.424 USD. Trong khi đó, Sydney (Australia) và Paris (Pháp) giữ hai vị trí còn lại trong top 10 với chi phí trung bình 11.997 USD và 11.756 USD/bàn/năm.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…