WHO đưa ra khuyến nghị tạm thời về phương thức kết hợp vaccine Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các khuyến nghị tạm thời về việc kết hợp vaccine Covid-19 từ các nhà sản xuất khác nhau cho cả liều thứ hai và mũi tiêm tăng cường.
WHO đưa ra khuyến nghị tạm thời về phương thức kết hợp vaccine Covid-19

Cơ quan y tế toàn cầu cho biết, tùy thuộc vào tình trạng có sẵn, vaccine mRNA (như Pfizer và Moderna) có thể được sử dụng làm liều tiếp theo sau các mũi tiêm vaccine vectơ AstraZeneca và ngược lại.

AstraZeneca và bất kỳ loại vắc xin mRNA nào cũng có thể được sử dụng sau những liều vaccine ban đầu của Sinopharm, WHO cho biết.

Vaccine vectơ như AstraZeneca có chứa “hướng dẫn” tạo kháng nguyên chống lại Covid-19, trong khi vaccine mRNA sử dụng mã gen từ virus SARS-CoV-2 để thúc đẩy phản ứng miễn dịch ở người nhận. Vaccine bất hoạt lấy chính virus SARS-CoV-2 và sau đó bất hoạt hoặc tiêu diệt nó bằng chất hoá học, nhiệt hoặc bức xạ. 

Các hướng dẫn nêu trên được phát triển dựa trên lời khuyên từ Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO về vaccine vào đầu tháng này.

Một nghiên cứu lớn mới đây cho thấy liều đầu tiên của các mũi tiêm AstraZeneca hoặc Pfizer, khi kết hợp cùng mũi tiêm Moderna 9 tuần sau đó sẽ gây ra phản ứng miễn dịch tốt hơn.

Tuy nhiên, WHO cho biết việc kết hợp vaccine cũng cần tính đến dự báo nguồn cung, khả năng tiếp cận và lợi ích cũng như rủi ro của vaccine Covid-19 đang được sử dụng.

Nhiều quốc gia đã đi trước trong việc kết hợp vaccine khi phải đối mặt với số lượng ca nhiễm mới tăng vọt, nguồn cung cấp thấp hay tiêm chủng chậm do một số lo ngại về an toàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.