Dự án Cảng hàng không Quảng trị sau gần 2 năm phê duyệt giờ ra sao?

Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị được đầu tư theo phương thức đối tác công tư, với tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng…

Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị được đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị được đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Cảng hàng không Quảng Trị được đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài tỉnh Quảng Trị.

Đồng thời, đảm bảo tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo quốc phòng - an ninh của khu vực Trung bộ nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.

Theo đó, ngày 20/12/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 2148/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sân bay dự án là cấp sân bay 4C và sân bay quân sự cấp II, công suất theo quy hoạch 1 triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm, loại tàu bay khai thác là tàu bay code C hoặc tương đương. Tổng số vị trí đỗ tàu bay là 5 vị trí code C (có khả năng đỗ tàu bay code E) và cấp cứu nguy, cứu hỏa là cấp 7.

Theo dự kiến quy mô đầu tư, giai đoạn 1 sẽ xây dựng các công trình cơ bản của Cảng hàng không Quảng Trị đạt tiêu chuẩn Cảng hàng không cấp 4C và sân bay quân sự cấp II theo quy hoạch và đạt công suất theo dự báo khai thác của Cảng hàng không đạt khoảng 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa vào năm 2042.

Giai đoạn 2 sẽ đầu tư hạ tầng khu phục vụ mặt đất tại cảng hàng không năm 2029; Mở rộng nhà ga hành khách năm 2047 đảm bảo khai thác đến 5 triệu hành khách. Mở rộng nhà ga hàng hóa đợt 1 năm 2043 với công suất khai thác khoảng 13.700 tấn/năm, đợt 2 năm 2059 với công suất khai thác khoảng 25.500 tấn/năm.

Đồng thời, xây dựng các văn phòng cơ quan nhà nước và các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không phù hợp với quy hoạch. Đối với khu đất quân sự (51,2 ha) sẽ đầu tư khi Quân đội có nhu cầu.

Dự án sẽ được thực hiện tại 3 xã: Gio Quang, Gio Hải và Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tổng mức đầu tư dự kiến cho cả 2 giai đoạn là 5.822,9 tỷ đồng, với tổng diện tích sử dụng đất 265 ha.

Tháng 10/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 2 - Xây dựng Cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị theo phương thức PPP. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định trên.

Sau khi được thành lập, đến tháng 1/2023, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, 11 thành viên Hội đồng thẩm định liên ngành đều đã có ý kiến liên quan đến Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 2 - Xây dựng Cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị.

Cách đây hơn 1 tháng, ngày 11/7, Hội đồng thẩm định liên ngành tiến hành thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 2 - Xây dựng Cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quảng Trị. Sau đó, ngày 13/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 5524 gửi phiếu xin ý kiến thành viên Hội đồng về Báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Theo đó, 14/14 thành viên Hội đồng đồng ý thông qua Báo cáo kết quả thẩm định Dự án thành phần 2 - Xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị.

Liên quan đến dự án này, cuộc họp ngày 19/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng yêu cầu các sở, ngành, đơn vị tập trung hoàn thiện thủ tục hồ sơ để UBND tỉnh phê duyệt dự án, hoàn thành công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng BOT trong tháng 10/2023.

qtri.jpg
Phối cảnh dự án Cảng hàng không Quảng Trị

Gần đây nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng vừa ký Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 2 - Xây dựng Cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Thời gian thực hiện dự án 50 năm, trong đó thời gian chuẩn bị dự án và đầu tư xây dựng dự kiến 2 năm; thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn tối đa 47 năm 3 tháng theo hình thức hợp đồng BOT. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự kiến diễn ra từ quý 3/2023, phấn đấu khởi công sân bay trong thời gian sớm nhất

Về cơ cấu nguồn vốn là 5.821 tỷ đồng, có giảm so với dự kiến ban đầu, nhưng không đáng kể. Trong đó, vốn chủ sở hữu 1.091,9 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 18,76%), vốn vay tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác là 4.729,11 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 81,24%).

Được biết, nhà đầu tư đề xuất lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án là Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T. Đánh giá về tình hình triển khai dự án Cảng hàng không Quảng Trị, đại diện Tập đoàn T&T cho rằng đây là dự án có nguồn vốn đầu tư lớn, do đó cần được nghiên cứu đầu tư một cách căn cơ nhất.

Ngoài dự án cảng hàng không Quảng Trị, Tập đoàn T&T còn đề xuất một dự án khác tại tỉnh này như tổ hợp du lịch - dịch vụ - đô thị và sân golf tại khu vực xung quanh hồ Nghĩa Hy, thuộc khu vực xã Cam Thành và thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ với quy mô đề xuất 614 ha.

Đồng thời, Tập đoàn T&T còn là chủ đầu tư dự án khu dịch vụ - du lịch Gio Hải, huyện Gio Linh với tổng vốn đầu tư dự án là 4.470 tỷ đồng, diện tích đất 21,926 ha; và tham gia vào dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị giai đoạn I.

Xem thêm

ACV sẽ thu xếp vốn cho dự án nâng cấp cảng hàng không Phú Quốc

ACV sẽ thu xếp vốn cho dự án nâng cấp cảng hàng không Phú Quốc

Theo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp, ACV đang là là doanh nghiệp khai thác Cảng hàng không Phú Quốc nên có trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng cảng hàng không này để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý, vận hành, duy trì điều kiện khai thác...

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...