Xây dựng NƠXH: Khó về quỹ đất và vốn

Thời gian qua, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ để tạo quỹ đất và nguồn vốn đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội (NƠXH). Tuy nhiên, việc triển khai thiếu quyết liệt khiến nguồn vốn lẫn quỹ đất cho
Xây dựng NƠXH: Khó về quỹ đất và vốn

Tình trạng này không chỉ diễn ra ở các đô thị lớn như Hà Nội mà còn là vấn đề nan giải đối với các tỉnh khi có chủ trương, kế hoạch xây dựng nhà dành cho người thu nhập thấp (TNT) tại địa phương mình.

Trong thời gian qua, nhiều địa phương đã tạo điều kiện cho các DN xây dựng như hỗ trợ mặt bằng, thủ tục pháp lý… để thu hút họ tham gia xây dựng nhà TNT, góp phần cải thiện tình hình nhà ở cũng như tạo được chỗ an cư dành cho người dân có mức TNT, trung bình trên địa bàn. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng thành công khi đầu tư vào loại hình NƠXH này.

Theo nhiều chủ đầu tư thì tất cả những ưu đãi theo quy định như thuế, vốn và khoản tiền lớn nhất là đất “sạch”, họ sẽ không được tính vào giá thành xây dựng. Trong khi đó, giá bán nhà TNT sẽ được tính dựa trên thiết kế, chi phí nhân công, VLXD và các chi phí phát sinh khác. Vì vậy, việc đảm bảo đủ kinh phí đầu tư để hoàn thiện dự án luôn là vấn đề khó khăn đối với DN.

Đơn cử Dự án Khu nhà ở P.H Center là dự án NƠXH có quy mô lớn nhất tỉnh Hưng Yên, cho đến thời điểm hiện tại và là duy nhất trên địa bàn TP Hưng Yên được khởi công từ ngày 18/5/2011, đến tháng 10/2016 mới chính thức tổ chức lễ mở bán. Theo đại diện Sở Xây dựng Hưng Yên, đây là dự án nhà TNT đầu tiên tại Hưng Yên nhưng đã vấp phải một số vướng mắc nên Hưng Yên khó có thể triển khai thêm nhiều dự án NƠXH trong thời gian tới.

Mặt khác, do hình thức đầu tư cũng như vị trí đất khác nhau nên giá nhà tại các dự án ở các địa phương cũng khác nhau, thậm chí chênh lệch khá lớn. Không ít người có TNT khi nộp hồ sơ mua nhà, không nghiên cứu kỹ cơ chế, chính sách, còn tính toán việc "bán lại" để "ăn" chênh lệch giá; khâu kiểm soát hậu kiểm trong mua bán, chuyển nhượng quỹ nhà này còn nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất trong các quy định của pháp luật, nên cũng gây khó khăn trong việc giao dịch.

Đại diện phòng quản lý nhà và thị trường BĐS, Sở Xây dựng Bắc Giang cho biết, quỹ NƠXH trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô nhỏ, mặt khác do giá đất tại khu vực đô thị và giá nhà ở chung cư thương mại còn ở mức khá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân đô thị nên nhu cầu về NƠXH ngày càng tăng. Tỉnh Bắc Giang đã có chủ trương và thực hiện xây nhà TNT từ năm 2006.

Đơn vị tham gia đầu tư xây dựng là Cty Đầu tư và Xây dựng Quang Minh đã hoàn thành dự án và bàn giao, nhưng do đầu cơ, nhiều người mua đã tự nâng mức giá lên cao ngang với giá nhà thương mại nên những người có nhu cầu nhà ở nhưng TNT không có khả năng để mua. Mặt khác, tâm lý người mua đều muốn mua đất xây nhà hơn là ở nhà chung cư.

Hay như tại Hải Dương, số lượng dự án đầu tư phát triển NƠXH tại địa phương này cũng chiếm khiêm tốn do quỹ đất dành cho xây dựng các Khu nhà dành cho người TNT còn hạn hẹp. Hiện trên địa bàn có một số dự án NƠXH đã hoàn thành và đi vào sử dụng như Khu nhà ở Tuệ Tĩnh, TP Hải Dương do Cty CP Đầu tư Thành Đô làm chủ đầu tư; Khu nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp tại xã Ái Quốc, TP Hải Dương do Cty CP đầu tư và xây dựng số 18 thuộc TCty Licogi được giao làm chủ đầu tư…

Tuy nhiên, qua khảo sát của Sở Xây dựng Hải Dương, các hộ dân đều băn khoăn về giá thành xây dựng, mức giá thuê, mua nhà chung cư nên họ chưa nhiệt tình, ủng hộ các dự án xây mới nhà dành cho người TNT.

Theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định, chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại đó có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng NƠXH trên quỹ đất 20%. Đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 10ha, chủ đầu tư dự án được lựa chọn hình thức dành quỹ đất 20% hoặc chuyển giao quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% hoặc nộp bằng tiền tương đương nhằm bổ sung vào ngân sách địa phương dành để đầu tư xây dựng NƠXH trên phạm vi địa bàn.

Thực tế cho thấy, việc xã hội hóa các dự án xây nhà chung cư cho người có TNT còn gặp nhiều khó khăn. Theo một số chuyên gia ngành xây dựng, mặc dù giá loại hình nhà ở này đã được “tính đúng, tính đủ” nhưng nhiều người thuộc đối tượng TNT vẫn khó có khả năng mua được nhà bởi quỹ nhà còn thiếu và giá bán vẫn cao hơn tầm với; về quỹ đất, các chủ đầu tư thường chọn phương án nộp tiền hoặc chuyển giao quỹ nhà (sàn xây dựng) thay cho việc cam kết quỹ đất 20%, khiến quỹ đất phát triển NƠXH ngày càng thu hẹp.

Vì vậy, cần phát triển một nguồn vốn nào đó để nhà đầu tư không phải chịu sức ép về lãi suất như hiện nay, còn khách hàng thì có đủ khả năng chi trả… Nhà nước cũng cần sớm có điều chỉnh kịp thời để tạo thêm nhiều quỹ đất “sạch” và một lượng lớn nguồn vốn dành cho phát triển NƠXH, đặc biệt nhà cho thuê, tránh tình trạng cung không đủ cầu như hiện nay…

Theo Linh Đan/Báo Xây dựng

 >> Nhà xã hội ế ẩm vì “ưu đãi 1, ràng buộc 2”

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...