Xây lắp Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2023 đạt 65 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế (mã chứng khoán: HUB) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, đại hội dự kiến tổ chức ngày 14/4 tại tỉnh Thừa Thiên Huế...
Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế (mã chứng khoán: HUB)

Theo tài liệu, Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huếđặt mục tiêu kinh doanh trong năm 2023 với doanh thu ước đạt 500 tỷ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 2,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 65 tỷ đồng.

Theo Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế, năm 2023 sẽ là một năm vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt đối với hoạt động thầu xây lắp cũng như các lĩnh vực hoạt động khác của công ty và các đơn vị thành viên. Để đảm bảo nguồn lực và phát triển bền vững trong giai đoạn này, công ty cần nâng cao năng lực quản trị, linh hoạt nắm bắt thời cơ, tận dụng tối đa các cơ hội cũng như có các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.

Về cổ tức, năm 2022, công ty trình cổ đông kế hoạch cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 12%, tương ứng tổng số tiền dự kiến là 27,44 tỷ đồng. Bước sang năm 2023, mức cổ tức dự kiến là tối thiểu 10% vốn điều lệ.

Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế (mã chứng khoán: HUB)
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/3, giá cổ phiếu HUB đang niêm yết ở mức 14.600 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý, tại đại hội, công ty dự kiến trình cổ đông kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 30%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được quyền mua thêm 30 cổ phiếu mới với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số tiền huy động công ty dự kiến dùng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh.

Như vậy, với 22,87 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính công ty sẽ phát hành khoảng 6,86 triệu cổ phiếu HUB để huy động 68,6 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu.

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2022, doanh thu của Công ty Cổ phần Xây lắp Thừa Thiên Huế ghi nhận 425,132 tỷ đồng, giảm 4,5% so với thực hiện năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt 66,783 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2021. Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản Xây lắp Thừa Thiên Huế sở hữu là 846,633 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu lên tới 538,566 tỷ đồng. Nợ phải trả là 308,068 tỷ đồng, nợ ngắn hạn là 202,749 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/3, giá cổ phiếu HUB đang niêm yết ở mức 14.600 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa thị trường vào khoảng 333,9 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...