Xe tăng Đức Leopard 2A7 được trang bị hệ thống APS Trophy của Israel

Xe tăng Đức Leopard 2A7 sẽ được lắp đặt hệ thống bảo vệ tích cực APS Trophy do Israel sản xuất, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM, và các loại đạn xuyên giáp khác.

Xe tăng Đức Leopard 2A7 sẽ được trang bị hệ thống bảo vệ tích cực APS Trophy do Israel sản xuất. Tổng cộng 17 xe tăng được trang bị APS, ​ sẵn sàng chiến đấu vào năm 2023 trong Lực lượng đặc nhiệm tấn công NATO (VJTF).

Leopard 2A7 được tích hợp Trophy APS do Israel sản xuất

Các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, tăng cường Trophy cho các xe tăng NATO sẽ làm tăng khả năng chống lại các tên lửa chống tăng có điều khiển, đạn phóng lựu chống tăng các loại khác nhau và đạn xuyên giáp của pháo binh.

Leopard 2A7 hiện đã được tích hợp Trophy APS với đầy đủ tính năng kỹ chiến thuật. Quân đội Đức sẽ nhận bản nâng cấp xe tăng 2A8, trước khi xe tăng thế hệ mới (Main Ground Combat System) MGCS do Pháp - Đức phát triển đưa vào khai thác sử dụng năm 2035. Những nâng cấp sẽ bao gồm cảm biến mới, hệ thống thiết giáp và bảo vệ, đạn dược, số hóa và tăng cường thêm sức mạnh động cơ.

Khi nâng cấp và lắp đặt thêm trang bị APS, khối lượng xe tăng sẽ lên tới 70 tấn. Đây là vấn đề sẽ gây hạn chế đáng kể khả năng di chuyển và cơ động chiến đấu trên các địa hình phức tạp, sụt lún hoặc bùn đất... của xe tăng.

Rafael Trophy - Hệ thống bảo vệ tích cựcAPS trên thực tế không toàn năng, bộ khí tài hoạt động hiệu quả chống lại các tên lửa chống tăng ATGM đơn lẻ, nhưng hiệu quả giảm đi đáng kể với nhiều đạn chống tăng được phóng đồng thời từ nhiều hướng khác nhau hoặc những đạn chống tăng phóng bằng tên lửa đạn đạo và thả dù, tấn công từ trên xuống tháp pháo bằng hiệu ứng nổ lõm. Trophy cũng không đánh chặn được đạn sabot "xuyên giáp dưới cỡ" tốc độ cao của pháo tăng.

Nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài cho rằng, hệ thống giáp truyền thống với vỏ thép dày, nếu thêm hệ thống APS như Leopard 2A7 sẽ xuất hiện các vấn đề kỹ thuật khác như công suất máy phát điện, các trang thiết bị khác nhau trên tháp pháo và thân xe. Đồng thời cũng gặp nguy cơ khi đối phương sử dụng hai tên lửa chống tăng liên tiếp, một tên lửa có đầu đạn nổ phá mảnh, ngòi nổ lập trình phi tiếp xúc, vụ nổ sẽ phá hủy các khí tài trên thân xe và tháp pháo, vô hiệu hóa APS cho cuộc tấn công tiếp theo bằng tên lửa chống tăng có điều khiển.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…