Xe Trung Quốc tha hồ đạo nhái kiểu dáng: Khó kiện, người Việt đành “quen” với hàng nhái!?

Trên thị trường đã có hàng loạt mẫu xe tới từ Trung Quốc đạo nhái thiết kế của các hãng xe nổi tiếng, bao gồm cả ô tô và xe máy. Tuy nhiên, khi vướng vào các vụ kiện về việc “ăn cắp” thiết kế, rất ít các hãng xe Trung Quốc bị xử thua kiện…

1-4226.jpg

Khi nhắc đến ô tô Trung Quốc, ngoài việc nghi ngờ về chất lượng, thì nhiều mẫu xe tới từ đất nước tỷ dân bị nhiều người dùng nhận xét rằng không có “bản sắc riêng” mà thường nhái theo các thương hiệu tên tuổi trên thế giới.

Hiện nay, khá ít công ty sản xuất ô tô quyết định kiện tụng sòng phẳng với các đối thủ Trung Quốc, mặc dù các sản phẩm của họ thường xuyên bị sao chép thiết kế. Thậm chí ở thời điểm hiện tại, vấn đề đạo nhái vẫn là một vấn đề nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.

Việc các mẫu xe bị sao chép không chỉ ảnh hưởng đến sự sáng tạo và sự đầu tư vào nghiên cứu phát triển của các công ty lớn, mà còn đe dọa tính công bằng cạnh tranh trong ngành.

Tuy nhiên, việc khởi kiện mà không mang lại kết quả như mong đợi, cùng với những khó khăn về thời gian và chi phí, có thể là một trong những nguyên nhân khiến các công ty từ chối hành động pháp lý mạnh mẽ hơn.

"NGẠI" KIỆN TỤNG

Bên cạnh ô tô, có không ít những mẫu xe máy Trung Quốc ra mắt đạo nhái thiết kế các mẫu xe được ưa chuộng thuộc thương hiệu xe máy nổi tiếng như Yamaha hay Honda. Đặc biệt, giá bán của những chiếc xe máy nhái thiết kế này lại rất rẻ.

Có thể kể đến Yamaha NVX, Honda SH và Honda Winner X là bộ 3 chiếc xe máy nổi tiếng đã bị Trung Quốc đạo nhái thiết kế.

z5626358286988-12872cd00292499c385c8eb181a64d9d-6550.jpg
Yamaha NVX và Rusi Rapid 150

Mẫu xe tay ga Rusi Rapid 150 tới từ đất nước tỷ dân mang một diện mạo bề ngoài không khác gì so với Yamaha NVX đang phân phối tại thị trường Việt. Hay chiếc Rato SVR180 2021 có phần thân xe và đuôi xe tương tự như Honda Winner X.

Điều đáng chú ý trong câu chuyện đạo nhái kiểu dáng là số lượng hãng xe Trung Quốc bị kiện tụng và xử thua trong các vụ kiện liên quan đến đạo nhái thiết kế lại rất ít.

Các hãng xe Trung Quốc thường đưa ra lý do rằng các mẫu xe của họ dựa trên các ý tưởng sáng tạo và phong cách riêng, mặc dù rõ ràng có sự tương đồng đáng kể với các mẫu xe của các đối thủ quốc tế.

Việc “ngại” vác đơn đi kiện có thể là do các công ty không muốn rơi vào cuộc chiến pháp lý kéo dài và phức tạp, có thể gây tổn thất cho hình ảnh công ty và ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường quốc tế.

Câu chuyện đạo nhái của các hãng xe Trung được đẩy lên đỉnh điểm vào thời điểm năm 2019. Khi đó, hãng xe Land Rover đã chính thức thắng kiện hãng xe LandWind khi kiện mẫu X7 LandWind đạo nhái kiểu dáng của mẫu Range Rover Evoque.

2-2970.jpg
X7 LandWind (trái) và Range Rover Evoque (phải)

Được biết, Land Rover không phải là hãng xe đầu tiên đâm đơn kiện và đây là lần đầu tiên một hãng xe nước ngoài được xử thắng kiện trước một hãng xe nội địa trên đất Trung Quốc.

Land Rover kiện hãng xe LandWind từ năm 2016, tuy nhiên, tòa đã bác bỏ đơn kiện này một lần với lý do bằng sáng chế mẫu Evoque nộp ở Trung Quốc năm 2016, trong khi mẫu này ra mắt trên thị trường từ 1 năm trước.

Trên trang web của Công ty luật Minh Khuê có nêu, khi doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ ở nước ngoài sẽ có nhiều rủi ro. Điều này có nghĩa, trên thực tế, thiết kế được bảo hộ ở nước này, nhưng khi sang nước khác thì chưa được bảo hộ.

Tạp chí Auto Express của nước Anh cũng nhận thấy rằng thiết kế của Land Rover được công nhận và bảo vệ ở Anh, nhưng khi sang Trung Quốc phải đăng ký bản quyền để được bảo hộ ở quốc gia này.

Do đó, rất khó để các hãng xe có cơ sở để kiện tụng. Điển hình, Land Rover kiện LandWind đã phải chứng minh hãng xe Trung đã đạo nhái những chi tiết nào, hãng xe tới từ Anh đã quyết làm đến cùng.

Cuối cùng, trong vụ kiện trên, tòa đưa ra tuyên bố LandWind sao chép 5 thiết kế độc quyền của Range Rover Evoque để tạo ra mẫu X7.

Sau vụ việc của Land Rover, có thể thấy, rất nhiều nguyên nhân khiến các hãng xe từ chối hành động pháp lý đối với hành động đạo nhái thiết kế của nhiều hãng xe Trung.

Bên cạnh đó, luật sở hữu trí tuệ chưa rõ ràng và chi phí kiện tụng cao. Các hãng khác khó kiện vì phải chứng minh sự giống nhau một cách rõ ràng và chứng từ pháp lý rườm rà. Ngoài ra, việc phải điều tra và thu thập bằng chứng từ Trung Quốc cũng là một thách thức, khiến quá trình kiện tụng kéo dài và tốn kém.

NGƯỜI VIỆT CŨNG “QUEN” VỚI XE NHÁI CỦA TRUNG QUỐC

Kể từ khi xe Trung Quốc vào thị trường Việt, đến thời điểm hiện tại, yếu tố đạo nhái kiểu dáng vẫn đang tồn tại. Từ những mẫu xe “cổ” cho đến mẫu hạng sang hiện đại, người Việt dường như đã quá “quen” với việc nhái xe của các hãng xe tới từ bên kia biên giới.

Điều đặc biệt là những chiếc xe nhái kiểu dáng có giá rẻ hơn rất nhiều so với xe “nguyên bản”. Mặc dù hoạt động vận hành và công nghệ của những chiếc xe Trung có thể không bằng, nhưng một số mẫu xe nhái của xứ Trung vẫn có phân khúc khách hàng riêng.

Khoảng 15 năm trước đây, không ít người dùng Việt đã nhầm lẫn chiếc QQ3 của hãng Chery và mẫu xe Daewoo Matiz. Thời điểm đó, QQ3 lắp ráp tại Việt Nam có mức giá khoảng 170 triệu đồng, cạnh tranh trực tiếp với Daewoo Matiz có giá khoảng từ 240 đến 275 triệu đồng.

z5626311417542-3e4dcd6b58c3c5e71ecd882c0b362f3d-5332.jpg

Mẫu xe tới từ Trung Quốc có giá rẻ bất ngờ so với chiếc Matiz nhưng giống như đúc so với mẫu xe đô thị cỡ A của hãng GM Daewoo. Thực tế, trước khi xuất hiện tại thị trường Việt, mẫu QQ3 của Chery đã bị hãng GM Daewoo kiện vì đã ăn cắp kiểu dáng và cấu trúc thân xe của chiếc Daewoo Matiz.

GM Daewoo đã đòi bồi thường với số tiền lên tới 10 triệu USD, tuy nhiên sau đó, kết quả vụ kiện chỉ dừng lại ở việc Chery bị cấm không được giới thiệu dòng xe QQ ở Mỹ.

screenshot-1720768107-1675.png

Mẫu xe Mini Cooper tới từ Anh Quốc cũng bị các “pháp sư Trung Hoa” mượn ý tưởng thiết kế. Lifan và công ty ô tô Hòa Bình đã trình làng thị trường Việt mẫu Lifan LF320 mang kiểu dáng hatback.

Khi quan sát, nhiều người nhận định rằng bản sao của Mini Cooper không thể bằng bản chính. Tuy nhiên, chiếc Lifan LF320 đã gây sốt với mức giá chỉ hơn 220 triệu đồng thời điểm 2009, chỉ bằng một phần bảy của chiếc Mini Cooper.

Về nội thất, Lifan LF320 quá kém cạnh so với người anh Mini Cooper, mẫu xe Trung chỉ được trang bị ghế nỉ, các chi tiết bên trong chỉ ốp nhựa.

z5626331561239-4515eb981ba5659496005348d48d2944-4653.jpg

Thời điểm cuối năm 2018, chiếc SUV BAIC Q7 mới gia nhập thị trường Việt đã gây sốc với vẻ bề ngoài quá giống với chiếc xe hạng sang Land Rover Range Rover HSE.

Lại là vấn đề về giá, trong khi giá của chiếc SUV hạng sang Range Rover HSE lên tới trên 8 tỷ đồng thì chiếc BAIC Q7 được bán với giá đã bao gồm phí trước bạ là 658 triệu đồng.

Sự chênh lệch giá lên tới 12 lần đã tạo ra sự thích thú đối với nhiều tay chơi xe tại Việt Nam. Một số người đã dán thay thế logo Land Rover lên chiếc BAIC Q7. Mặc dù sở hữu kiểu dáng giống với Range Rover nhưng nếu quan sát kỹ, mẫu SUV tới từ Trung Quốc vẫn mang lại cho người nhìn cảm giác là hàng giả.

Không chỉ chiếc BAIC Q7 mà mẫu BJ80 tới từ nhà BAIC cũng được cho là đạo thiết kế khi mang một kiểu dáng và đặc điểm gây nhầm lẫn với chiếc SUV địa hình nổi tiếng Mercedes G63.

Nguồn gốc của BAIC phần nào sẽ lý giải cho sự giống nhau trên. Thực tế, nhiều hãng xe nước ngoài khi đặt chân vào Trung Quốc phải liên danh hoặc liên kết với công ty nội địa.

3-162.jpg

Daimler của Đức quyết định liên danh với BAIC để có thể được bán các mẫu xe thuộc hãng Mercedes-Benz tại thị trường tỷ dân, đồng thời công ty Đức đã mua 12% cổ phần của BAIC.

Tận dụng cơ hội này, BAIC đã sao chép mẫu G-Class thông qua dự án BJ80, hành động này được thực hiện bất chấp sự phản đối của Daimler. Do đó, BAIC BJ80 đã chính thức được ra đời vào năm 2016. Mẫu xe này nhận được sự hưởng ứng tích cực của thị trường nội địa khi có doanh số khá tốt và bắt đầu xuất hiện tại thị trường Đông Nam Á.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm